Mới đây, các nhà nghiên cứu ở ĐH McGill ở Canada đã phát hiện được 6 tín hiệu radio bất thường, bí ẩn từ không gian vũ trụ.
Cụ thể là khi sử dụng kính thiên văn Green Bank ở West Virginia (Mỹ), và đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico, các nhà nghiên cứu đã phát hiện 6 tín hiệu radio bí ẩn từ cùng một địa điểm (FRB 121102) trong thiên hà Auriga, cách Trái Đất 3 tỷ năm ánh sáng, nâng tổng số tín hiệu ghi nhận được tại đây cho đến nay lên 11.
Mỗi tín hiệu chỉ kéo dài trong khoảng vài mili giây (một phần nghìn giây), nên được xếp vào dạng xung sóng vô tuyến nhanh (Fast Radio Burst hay FRB), tức các xung sóng xuất hiện tạm thời và ngẫu nhiên. Tuy nhiên, đây là FRB duy nhất được biết đến mang tính lặp lại.
Nguồn phát xung sóng hiện vẫn là một ẩn đố với các nhà nghiên cứu. Tuy vậy, họ cũng cho biết bất kể nguồn gốc tín hiệu này từ đâu, chắc chắn không phải chỉ diễn ra 1 lần như 1 vụ nổ hay va chạm.
Có giả thuyết cho rằng các tín hiệu nhấp nháy này bắt nguồn từ một ngôi sao neutron – cái lõi với mật độ dày đặc của một ngôi sao sau khi phát nổ (Ngôi sao cũng có tuổi thọ. Đây là giai đoạn cuối cùng của ngôi sao). Tất nhiên, cũng không thể loại trừ giả thuyết tín hiệu này là một dạng thông điệp từ sinh vật ngoài không gian, đã được mã hóa. Với 11 tín hiệu trước đây từ địa điểm này, các nhà thiên văn đã hỏi tổ chức Tìm kiếm các sinh vật thông minh ngoài Trái đất SETI (Search for Extraterrestrial Intelligence). Nhưng không biết trong lần này, các nhà khoa học từ McGill có hỏi SETI hay không.
Vậy nếu đây thật sự là tín hiệu từ sinh vật ngoài Trái Đất, liệu chúng ta có nên cố gắng liên lạc với họ. Trái với suy nghĩ thông thường, câu trả lời không luôn luôn là ‘có’. Trên thực tế, đây là một câu hỏi nhận được các ý kiến trái chiều từ giới khoa học. Thậm chí có những nhân vật nổi tiếng đã nói ‘không’, ví như ông hoàng vật lý Stephen Hawking. Hawking từng nói:
“Nếu người hành tinh ghé thăm chúng, hậu quả có thể rất giống với khi Colombo đặt chân lên Châu Mỹ, sự khởi nguồn của một viễn cảnh chẳng mấy tốt đẹp cho người bản địa nơi đây’, ông nói trong một cuộc phỏng vấn.
“Có” hay “Không”, câu trả lời phụ thuộc vào mỗi người.
Xem thêm:
- Có nên tiếp tục tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất? Phần 1: Tại sao không nên
- Có nên tiếp tục tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất? Phần 2: Tại sao nên
Theo Daily Mail
Quý Khải tổng hợp
Xem thêm: