Với sự khám phá ra những tàn tích Ai Cập huyền thoại bị chìm dưới đáy biển, vô số những bí ẩn đã được giải quyết và chúng ta đã có cách thể tìm hiểu nhiều hơn về quá khứ của nhân loại qua thành phố cổ đại này.

Alexandria

Alexandria là thành phố cổ nằm trên biển Địa Trung Hải, được Alexander Đại đế thành lập năm 331 TCN. Thành phố phát triển rực rỡ với các công trình kiến trúc hoành tráng cùng với nhiều lâu đài, đền thờ và những địa danh nổi tiếng khác. Trong đó không thể không kể đến ngọn hải đăng Alexandria – một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại, đền Serapis – ngôi đền lớn nhất và tráng lệ nhất thời đó, và thư viện đồ sộ Alexandria với hàng trăm nghìn đầu sách. Từ một thị trấn cảng, Alexanderia đã trở thành đô thị vĩ đại và quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại.

Bức tranh Alexander Đại Đế xây dựng thành phố Alexandria (Tác giả: họa sĩ người Ý – Placido Costanzi (1702-1759))

Mặc dù phát triển thịnh vượng qua hơn 700 năm, trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhưng Alexandria lại bị phá hủy bởi thảm họa thiên nhiên. Năm 365 SCN, hàng loạt các trận động đất lớn gây ra đợt sóng thần kinh hoàng tại Alexandria, nhấn chìm một phần thành phố xuống đáy đại dương.

Năm 1998, một nhóm các nhà khảo cổ lặn xuống Địa Trung Hải đã phát hiện nhiều hiện vật của thành phố Alexandria cổ đại. Trong số đó, ấn tượng nhất là đền Isis và cung điện Cleopatra, nơi vị nữ vương của Ai Cập cổ cùng với người tình của mình là Marc Anthony từng tự vẫn để tránh rơi vào tay người Roman.

Bức tượng thầy tu và hai tượng nhân sư dưới biển (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Bức tượng thầy tu và hai tượng nhân sư dưới biển (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Bức tượng một linh mục mang Osiris-Canopus và hai tượng nhân sư ở hai bên (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Bức tượng một linh mục mang Osiris-Canopus và hai tượng nhân sư ở hai bên (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Bức tượng cá sấu đầu chim ưng có từ khoảng thế kỷ 7-8 TCN (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Bức tượng cá sấu đầu chim ưng có từ khoảng thế kỷ 7-8 TCN (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Bức tượng nhân sư bằng đá granite đen. Các nhà khảo cổ cho rằng khuôn mặt của tượng nhân sư đại diện cho Ptolemy XII, cha của Cleopatra VII (Ảnh: Jerome Delafosse / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Bức tượng nhân sư bằng đá granite đen. Các nhà khảo cổ cho rằng khuôn mặt của tượng nhân sư đại diện cho Ptolemy XII, cha của Cleopatra VII (Ảnh: Jerome Delafosse / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một xác tàu được tìm thấy tại vị trí bến cảng cổ của đảo Antirhodos. Các nhà khoa học ước tính con tàu có niên đại từ thế kỷ 1 TCN (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một xác tàu được tìm thấy tại vị trí bến cảng cổ của đảo Antirhodos. Các nhà khoa học ước tính con tàu có niên đại từ thế kỷ 1 TCN (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Tượng bằng đá cẩm thạch của Antonia Minor, mẹ của hoàng đế La Mã Claudius, được tìm thấy trên bến cảng cổ của Alexandria (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Tượng bằng đá cẩm thạch của Antonia Minor, mẹ của hoàng đế La Mã Claudius, được tìm thấy trên bến cảng cổ của Alexandria (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Đầu của một bức tượng bằng đá granite đen được tìm thấy trên bán đảo Poseidium. Đây có thể là một linh mục từ thời Ptolemaic (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Đầu của một bức tượng bằng đá granite đen được tìm thấy trên bán đảo Poseidium. Đây có thể là một linh mục từ thời Ptolemaic (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Tượng con vật linh thiêng Ibis từ thời Ptolemaic (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Tượng con vật linh thiêng Ibis từ thời vua Ptolemy (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một cột đá bằng granite màu hồng, trên đó có khắc tên của Thoumosis IV, II và Sety Merenptah (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một cột đá bằng granite màu hồng, trên đó có khắc tên của Thoumosis IV, II và Sety Merenptah (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
(Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
(Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)

Xem thêm:

Heracleion 

Trong nhiều thế kỷ, người ta chỉ biết đến thành phố cổ Heracleion qua truyền thuyết và những câu chuyện dân gian. Thành phố từng được các sử gia cổ đại gọi là Diodorus và Herodotus, thực tế, đã bị mất tích dưới đáy biển trong suốt 1200 năm cho đến khi một nhà khảo cổ người Pháp tên là Franck Goddio phát hiện vào khoảng năm 2000.

Trong số các hiện vật nằm cách bờ biển Alexandria khoảng 2,5 km và sâu 10 m dưới mực nước là những bức tượng khổng lồ, những phiến đá khắc chữ Hy Lạp và Ai Cập cổ đại, hàng chục tàu thuyền, những đồng tiền vàng và nhiều bức tượng đồng, v.v…

Bức tượng cao 5,4 mét về thần Hapi - vị thần lũ lụt của sông Nile (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Bức tượng cao 5,4 mét về thần Hapi – vị thần lũ lụt của sông Nile (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một bức tượng Pharaoh khổng lồ bằng đá granite (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một bức tượng Pharaoh khổng lồ bằng đá granite (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Bức tượng được cho là tượng trưng cho nữ hoàng Cleopatra II (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Bức tượng được cho là tượng trưng cho nữ hoàng Cleopatra II (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một bức tượng nữ hoàng chưa được xác định cao 4,8 mét (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một bức tượng nữ hoàng chưa được xác định cao 4,8 mét (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Nhà khảo cổ Frank Goddio bên cạnh phiến đá có khắc các ký tự cổ (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Nhà khảo cổ Frank Goddio bên cạnh phiến đá có khắc các ký tự cổ (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một nhà thờ bằng đá nguyên khối có từ thời Ptolemaic (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một nhà thờ bằng đá nguyên khối có từ thời vua Ptolemy (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một hiện vật nằm dưới đáy đại dương (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một hiện vật nằm dưới đáy đại dương (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
(Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
(Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
(Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
(Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2014/10/23/heracleion-model-480x407.jpg
Hình ảnh đồ họa phục dựng lại khung cảnh thành phố trước khi chìm xuống đại dương (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)

Xem thêm:

Canopus

Thành Canopus từng được nhiều học giả cổ đại nhắc tới, như nhà thơ Nicander và Solon. Theo Nicander, một thủy thủ tên là Canopus từng qua đời trên bãi cát Thonis do bị rắn cắn chết. Thành phố gần đó đã được đặt tên theo người thủy thủ xấu số này. Trong những triều đại Pharaoh cuối cùng và trong thời vua Ptolemy, thành cổ Canopus là nơi đặc biệt thu hút các khách hành hương trên khắp thế giới đến để tìm kiếm một phép màu chữa lành.

Số phận của Canopus cũng tương tự như hai thành phố trước đó, khi toàn bộ giá trị lịch sử của Canopus đều nằm dưới đáy đại dương.

(Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
(Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Những đồng tiền vàng từ thời Byzantine (thế kỷ 7 TCN) và Hồi giáo (thế kỷ 8 TCN) (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Những đồng tiền vàng từ thời Byzantine (thế kỷ 7 TCN) và Hồi giáo (thế kỷ 8 TCN) (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Các cột đá granite tại Canopus (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Các cột đá granite tại Canopus (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Chân dung một vị Pharaoh, Quartzite, vào triều đại thứ 25 (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Chân dung một vị Pharaoh, Quartzite, vào triều đại thứ 25 (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một chiếc vòng vàng Byzantine được tìm thấy ở Canopus (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)
Một chiếc vòng vàng Byzantine được tìm thấy ở Canopus (Ảnh: Christoph Gerigk / Franck Goddio / Hilti Foundation)

Tuy đã tìm thấy những thành phố này nhưng nhà khảo cổ học đại dương Franck Goddio cho biết sẽ cần một khoảng thời gian nghiên cứu thêm 200 năm nữa mới có thể hiểu biết đầy đủ về những di chỉ cổ đại dưới nước này.

Hồng Liên tổng hợp

Xem thêm: