Đại Kỷ Nguyên

4 bằng chứng cho thấy cánh cổng dẫn đến các thế giới khác thực sự tồn tại (P2)

4 bằng chứng cho thấy cánh cổng dẫn đến các thế giới khác thực sự tồn tại (P2)

Ảnh: Wikimedia Commons

Thế giới chúng ta đang sống liệu có phải là thế giới duy nhất tồn tại? Chúng ta vẫn luôn trầm trồ thán phục trước sự rộng lớn của vũ trụ, vũ trụ tờ bờ này đến bờ kia trải dài một khoảng cách lên đến gần 14 tỷ năm ánh sáng. Đây là một con số thiên văn khổng lồ, là thách thức quá lớn đối với ngành du hành vũ trụ trong công cuộc khám phá không gian vũ trụ bao la. Nhưng đây chưa phải cách thức duy nhất các nhà khoa học nhận thức về sự thâm sâu bí ảo của vũ trụ.

Vũ trụ không chỉ rộng về kích thước, mà còn có thể có nhiều chiều không gian, mỗi không gian là một vũ trụ biệt lập, tồn tại đồng thời cùng lúc với không gian nơi nhân loại chúng ta đang sinh tồn, nhưng chúng ta lại không thể tiếp cận được chúng. Khi vụ nổ Big Bang giả thiết tạo thành vũ trụ, các nhà vật lý này tin rằng nó cũng đồng thời tạo ra một vũ trụ khác song song với chúng ta. Ý tưởng kỳ quặc này được biết đến với cái tên “đa vũ trụ”, “vũ trụ song song” hay “thế giới song song”. Năm 1704, trong tác phẩm Opticks, nhà bác học Newton đã từng đề cập đến nó.

Minh họa vũ trụ song song. Ảnh: Flickr

Dù rằng cho tới nay, ý tưởng về các vũ trụ song song này mới chỉ tồn tại dưới dạng giả thuyết, và có phần mang dáng dấp của khoa học viễn tưởng, nhưng qua thời gian các nhà khoa học đã xác định được một số dấu hiệu tồn tại của những thế giới này, và những đường thông hay “cánh cổng” tiềm năng nối thông sang đó.

Trong phần 1 , chúng ta đã xem xét hai ví dụ như vậy (hồn ma và hiện tượng deja vu). Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét thêm hai phương thức khác con người dường như đã tiếp cận với các thế giới song song đầy bí ẩn này.

3. Giấc mơ

Trong hàng nghìn năm qua, người ta vẫn tò mò muốn biết được ý nghĩa thực sự đằng sau giấc mơ của mọi người. Lấy ví dụ, người Hy Lạp và người La Mã cổ đại tin rằng giấc mơ là phương thức được Thần sử dụng để gửi thông điệp đến nhân loại. Ở Trung Quốc cổ đại, giấc mơ được coi như phương thức để mọi người ghé thăm thế giới của người chết. Nhiều bộ lạc bản địa Châu Mỹ cũng như một số nền văn minh Mexico, tin rằng khi ngủ mơ, người ta có thể tiếp cận các thế giới khác.

Một giấc mơ: Lễ giáng sinh của hoàng hậu Victoria. Ảnh: Wikimedia Commons

Không phải chuyện hiếm khi mọi người có các giấc mơ lặp lại về những nơi chốn họ chưa từng ghé thăm hay thậm chí chưa từng được nghe kể. Tương tự như hiện tượng deja vu được trình bày trong kỳ trước, có khả năng những giấc mơ như vậy chỉ là cảnh tượng thoáng qua khi một người đang ở trong một thế giới song song hay một không gian khác. Đôi lúc, người ta có các giấc mơ tiên tri, họ mơ thấy những điều sẽ xảy đến vào cuối ngày hay vào một khoảng thời gian nào đó trong tương lai. Những giấc mơ như vậy có thể là hình ảnh từ một thế giới khác, và trong thế giới đó cuộc sống diễn ra rất khác biệt so với thế giới chúng ta.

Thế giới song song. Ảnh: Pixabay

Tuy rằng cho đến nay, tất cả những điều này chỉ dựa trên phỏng đoán thuần túy, nhưng các nhà khoa học đã rất chăm chỉ nghiên cứu và tìm hiểu thêm về các giấc mơ, và rất nhiều chuyên gia đang trở nên cởi mở hơn để chấp nhận ý tưởng cho rằng có các vũ trụ song song tồn tại cùng lúc với trường không gian của nhân loại. Trong tương lai không xa, có thể giới khoa học sẽ chứng minh được rằng một số giấc mơ đặc biệt, bí ẩn mà chúng ta đã gặp khi ngủ mơ có thể là cảnh tượng thoáng qua nhưng chân thực về thế giới song song, tồn tại ngay bên cạnh và cùng lúc với thế giới chúng ta.

4. Trọng lực và hố đen

Ảnh: Wikimedia Commons

Theo khoa học hiện đại, tất cả chúng ta đều sinh sống trong một không gian 4 chiều, bao gồm 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Các nhà vật lý cũng dạy chúng ta về 4 lực cơ bản kiểm soát cách thức các phân tử tương tác với nhau – lực điện từ, lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu, và lực hấp dẫn (trọng lực). Trong 4 lực này, lực hấp dẫn được đo lường là yếu nhất, và đây là một điều bí ẩn đối với khoa học hiện đại.

Theo một số nhà vật lý, một giả thuyết trả lời cho câu hỏi này là chúng ta mới chỉ cảm thụ được một phần trọng lực, với phần còn lại tồn tại một phần trong một không gian độc lập hay trong rất nhiều không gian khác mà chúng ta chưa thể nhận thức đến được. Tuy rằng ý tưởng về các không gian khác nghe giống như thuộc phạm trù khoa học viễn tưởng, nhưng nếu chứng minh được sự tồn tại của nó, chúng ta có thể giải thích được tại sao vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn thường lệ , và tại sao lực hấp dẫn lại yếu hơn các lực khác trong tự nhiên.

Ảnh: Pixabay

Một thuyết về vật lý hạt gợi ý rằng có vài không gian bổ sung khác, và hố đen có thể là chiếc chìa khóa để tiếp cận chúng, và điều này có nghĩa là hố đen có thể là đường thông đến các vũ trụ khác. Phỏng đoán xoay quanh sự tồn tại của những không gian này đã vượt trên phạm trù lý thuyết, tiến đến thực tại, khi các nhà nghiên cứu tại Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu CERN ở Geneva (Thụy Sĩ) đã sử dụng Máy gia tốc hạt lớn để tìm kiếm các dấu hiệu của không gian khác bằng cách tạo nên các lỗ đen cỡ nhỏ. Tuy nhiên, chính xác khi nào thì cỗ Máy khổng lồ này có thể tìm thấy bằng chứng cần thiết để chứng minh sự tồn tại của các không gian khác và cánh cổng dẫn đến các không gian đó, đây là một câu hỏi chưa có lời giải.

Hố đen có thể là đường thông đến các vũ trụ khác. Ảnh: Wikipedia
Trong lòng Máy Gia tốc Hạt lớn, dùng để kiến tạo các lỗ đen mini. Ảnh: Flickr

Liệu có phải chúng ta chỉ sống trong một trong rất nhiều thế giới xếp chồng, song song với nhau? Và nếu các chiều không gian khác thật sự tồn tại, liệu có các cánh cổng kết nối giúp chúng ta di chuyển đến các chiều không gian này. Câu trả lời chưa rõ ràng, và các chuyên gia, những người tin tưởng cũng như phản đối có thể sẽ tiếp tục tranh luận không ngừng trong tương lai.

Dù vậy, sẽ vẫn luôn có những người tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề này bên ngoài vũ trụ, chỉ cần có khả năng các thế giới đó tồn tại đâu đó ngoài kia.

Thanh Tước

Exit mobile version