Đại Kỷ Nguyên

4 sản phẩm công nghệ từ hàng triệu năm trước chứng minh: Người hiện đại không phải là chủ nhân duy nhất của Trái Đất

Những phát hiện khảo cổ cho thấy con người không phải chủ nhân duy nhất của trái đất. (Ảnh: dkn.tv)

Nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy các nền văn minh tiền sử đã phát triển không kém gì văn minh hiện đại của chúng ta – thậm chí còn tiên tiến hơn. Những bằng chứng này có thể đảo ngược những gì mà chúng ta luôn tin tưởng rằng con người hiện đại là chủ nhân duy nhất có trí tuệ cao cấp từng tồn tại trên Trái đất.

Chiếc bu lông 300 triệu năm tuổi

Chiếc bu lông 300 triệu năm tuổi được một nhóm nghiên cứu người Nga đã phát hiện trên một cánh đồng hoang phía Tây Nam tỉnh Kaluzka (Ảnh; wiki)

Những năm 1990, một nhóm nghiên cứu người Nga đã phát hiện trên một cánh đồng hoang phía Tây Nam tỉnh Kaluzka một viên đá. Viên đá này không có gì đáng nói nếu như nó không chứa trong mình một bí ẩn chấn động: bên trong khối đá có chứa một cái bu lông mà theo đo đạc thì có tuổi lên tới hàng trăm triệu năm.

Rất nhiều các viện nghiên cứu đã tiến hành khảo cứu khối đá này như: viện cổ sinh vật học,  kỹ thuật vật lý, kỹ thuật hàng không, các bảo tàng cổ sinh vật học và bảo tàng sinh vật học, các phòng thí nghiệm của “Salut”, “Zikh”, “Hóa địa chất”, của các trường MAI, NGU,… cũng như hàng chục chuyên gia thuộc các lĩnh vực kiến thức khác nhau đã nghiên cứu và đi đến kết luận: chiếc bu lông rơi vào khoảng 300 – 320 triệu năm tuổi.

Khối sắt được gia công bằng máy móc có niên đại hàng triệu năm

Năm 1885, một người thợ nấu sắt làm trong xưởng đúc của ông chủ người Áo tên Isador Braun tại Vocklabruck, Áo, đã phát hiện một mẩu sắt nhỏ dạng khối hộp cắm sâu trong một tảng than có niên đại từ Kỷ Đệ Tam, trải dài từ 65,5 đến 2,6 triệu năm trước.

Các nhà khoa học từ Viện Địa chất học Áo (Geologisches Bundesanstalt) đã đi đến kết luận rằng khối hộp bằng sắt này là một sản phẩm nhân tạo (Ảnh: BEL24)

Nó có kích thước 3 cạnh ước chừng là 6,7 : 6,7 : 4,7 cm, với trọng lượng 0,78 kg. Nó có tỷ trọng là 7,75. Các cạnh của hiện vật kỳ lạ này thẳng tắp và sắc nét; 4 mặt xung quanh rất phẳng, trong khi 2 mặt còn lại, đối diện nhau thì hơi lồi ra ngoài.

Hiện vật này đã được mang đến Bảo tảng Salzburg, tại đây nó đã được các nhà khoa học từ Viện Địa chất học Áo (Geologisches Bundesanstalt) nghiên cứu rất tỉ mỉ và đi đến kết luận rằng khối hộp bằng sắt này là một sản phẩm nhân tạo.

Hình vẽ người dùng kính thiên văn quan sát bầu trời trong khối đá 65 triệu năm tuổi

Bảo tàng Cabrera, thuộc Ica, Peru nơi trưng bày những hòn đá chạm khắc của Ica, có lưu giữ hơn 10.000 hòn đá với kích thước khác nhau được trưng bày chật kín trong bảo tàng. Chúng đều có một bề mặt trơn nhẵn, màu đen, bên trên chạm khắc các hình tượng.

Một trong những hòn đá này có hình một người đang dùng một cấu trúc giống như ống kính thiên văn ngửa lên quan sát bầu trời. Trên đầu người này còn có hình ảnh sao chổi bay xẹt qua đầu. Như vậy con người thời này hẳn có kiến thức thiên văn nhất định.

Hình ảnh một người dùng kính viễn vọng quan sát bầu trời (Ảnh: tinhhoa.net)

Chỉ có điều họ là những con người được vẽ vào 65 triệu năm trước. Con số này khiến chúng ta không khỏi giật mình, tại sao lại có thể khẳng định hình vẽ này được vẽ trong một niên đại xa xưa như vậy?

Dựa trên các hình chạm khắc trên bề mặt khối đá, người ta ước tính niên đại tương đối của chúng. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hóa thạch của một số loài động vật tuyệt chủng được khắc họa trên mặt đá. Chúng ta có thể biết được những người thợ khắc đá đang muốn phác họa loài động vật nào, từ đó biết được họ sống vào niên đại vào khoảng bao nhiêu lâu trong lịch sử.

Trong nhiều khối đá có khắc hình khủng long (Ảnh: tinhhoa.net)

Và con số này khiến chúng ta phải giật mình: người tiền sử đã từng xuất hiện vào khoảng 65 triệu năm trước, bởi trên các hòn đá có rất nhiều hình ảnh về cuộc sống của con người và khủng long, trong đó có những cảnh con người đi săn khủng long. Điều này chứng tỏ rằng: thời khủng long đã có con người và những bức vẽ trong hòn đá kia được vẽ vào 65 triệu năm trước hoặc xa hơn như thế, bởi sau 65 triệu năm khủng long đã bị tuyệt chủng.

Mặt trăng là vệ tinh nhân tạo được phóng lên từ hàng triệu năm trước?

Ngày nay có vô số bí ẩn xung quanh Mặt trăng và nguồn gốc hình thành của nó khiến các nhà khoa học nghi ngờ nó không phải là một vệ tinh tự nhiên.

Các nhà khoa học nghi ngờ nó không phải là một vệ tinh tự nhiên. (Ảnh: cothechuabiet.com)

Một số đất đá được lấy từ Mặt trăng có chứa các kim loại đã qua xử lý như Đồng thau, Uranium 236 và Neptunium 237. Và đây là những nguyên tố không được tìm thấy trong tự nhiên. Tuy nhiên, bằng cách nào đó những nguyên tố này lại xuất hiện trên Mặt trăng.

Để nghiên cứu bên trong mặt trăng, các nhà khoa học đã dùng cỗ máy địa chấn để đo đạc. Kết thí nghiệm cho thấy, các làn sóng rung chỉ lan ra từ tâm chấn dọc theo bề mặt mặt trăng, chứ không đi vào trung tâm mặt trăng. Các nghiên cứu chỉ ra mặt trăng có 3 lớp hoàn toàn tách biệt và những vật chất nặng nhất lại nằm ở phía ngoài, còn bên trong mặt trăng là một cấu trúc rỗng khổng lồ. Một cấu trúc tự nhiên thì thường càng vào sâu bên trong áp suất sẽ càng lớn, vật chất càng đặc.

Kết quả đo đạc từ máy địa chấn cho thấy mặt trăng là một cấu trúc rỗng (Ảnh: khoahoc.tv)

Khi khảo sát quỹ đạo của Mặt trăng thì đây không chỉ là một vòng tròn gần như hoàn hảo mà Mặt trăng còn có 1 mặt luôn hướng về Trái đất, chỉ có vệ tinh nhân tạo mới có quỹ đạo và hướng 1 mặt về trái đất như vậy.

Nhiều khoa học đã đề xuất một lý thuyết cho rằng Mặt trăng không phải là vệ tinh tự nhiên của Trái đất, mà là một vệ tinh được tạo ra từ hàng triệu năm trước, bởi một nền văn minh tiên tiến có trình độ vượt xa nhân loại hiện nay.

Theo lý thuyết này, Mặt Trăng là một cấu trúc rỗng được bao bọc bởi các lớp kim loại và đất đá và một chiếc tàu vũ trụ khổng lồ có thể đã mang nó lên quỹ đạo của hành tinh chúng ta. Qua hàng triệu năm lịch sử, những lớp bụi vũ trụ đã bắt vào cấu trúc này và dày đến hàng chục km tạo nên hình ảnh mặt trăng ngày nay.

Dấu vết của một nền văn minh có thể bị biến mất hoàn toàn sau khoảng 5000 – 10000 năm (Khoahoc.tv)

Những phát hiện trên cho thấy rằng con người không phải chủ nhân duy nhất của Trái đất. Trong hàng tỉ năm lịch sử của mình trái đất đã trải qua rất nhiều nền văn minh huy hoàng. Có những nền văn minh có trình độ khoa học công nghệ còn vượt xa nền văn minh của nhân loại hiện nay.

Có rất nhiều lí do để khiến một nền văn minh bị hủy diệt hoàn toàn như thiên tai, núi lửa, thiên thạch, biến đổi khí hậu, sự bùng nổ của mặt trời,… Như chúng ta đã biết, dấu vết của một nền văn minh có thể bị biến mất hoàn toàn sau khoảng 5000 – 10000 năm, chỉ còn rất ít dấu tích còn lưu lại để chúng ta hiểu về những người chủ nhân trước trong ngôi nhà Trái Đất của mình.

Nam Minh

Exit mobile version