Giáo sư Nhật Bản tự nhận mình là “một nhà nghiên cứu cơ bản về men”, theo báo Time.
Nhà sinh vật học tế bào Yoshinori Ohsumi vừa giành giải Nobel 2016 trong lĩnh vực Y khoa, vì “những phát hiện về cơ chế autophagy”
Autophagy, có nghĩa là ‘tự thực’ (tế bào tự “ăn” chính mình và tái sinh), là cách thức tế bào có thể vẫn khỏe mạnh qua một chương trình tái sinh nội bộ, trong đó chúng phá hủy các bộ phận thoái hóa để chuyển thành tế bào mới, cũng như chống lại các vi khuẩn và virus xâm nhập.
Ohsumi, 71 tuổi, sẽ nhận giải thưởng trị giá 937,399$ vì những thành quả của ông trong lễ trao giải ngày 10/12 tại Stockholm. Dưới đây là một số thông tin về ông:
- Ông là nhà khoa học Nhật Bản thứ 4 đã dành giải Nobel về Y khoa.
Ohsumi là người Nhật Bản thứ 25 đạt giải thưởng Nobel, và là người thứ 4 chiến thắng giải về Y khoa, theo tờ Thời báo Nhật bản. Ông sinh năm 1945 ở Fukuoka, Nhật Bản, và làm việc 3 năm tại Đại học Rockefeller ở New York. Sau đó ông quay về Đại học Tokyo để thành lập nhóm nghiên cứu. - Ông là nhà khoa học đầu tiên định nghĩa quá trình tái sinh tế bào
Tế bào cần tái sinh để tồn tại. “Khi chất dinh dưỡng ít đi, tế bào có một hệ thống để phá vỡ bộ máy cũ hoặc không cần thiết và thu hoạch các bộ phận còn tốt”, theo nhà khoa học Ivan Semeniuk.
Ông Ohsumi đã phát hiện ra cơ chế “tự thực” này trên tế bào bánh mì lên men vào năm 1988. Từ đó, ông tự gọi mình là “một nhà nghiên cứu cơ bản về men” – mặc dù phát hiện của ông được công nhận là then chốt cho sự tồn tại của tế bào con người. - Công trình nghiên cứu của ông có thể giúp giải thích một số bệnh tật
Các bệnh như ung thư hoặc rối loạn thần kinh như Parkinson hoặc Alzheimer có thể hình thành do đột biến gen “tự thực”. Vì vậy nghiên cứu hệ thống tái tạo này có thể giúp giải thích và ngăn chặn nguyên nhân của nhiều bệnh tật.
Ông Ohsumi nói rằng ông tin phát hiện của mình “liên quan đến nhiều bệnh sẽ được phát hiện trong tương lại gần”. - Công trình cũng giải thích việc chúng ta có thể thích ứng với cơn đói
Autophagy là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể chúng ta để tồn tại – và khai phá nó có thể giúp các nhà khoa học hiểu được cách chúng ta chống chọi trong các tình huống khắc nghiệt.
Hội đồng Nobel nói trong thông cáo báo chí: “Các phát hiện của ông Ohsumi mở ra con đường để hiểu được tầm quan trọng cơ bản của autophagy trong nhiều quá trình sinh lý học, như thích ứng với tình trạng thiếu lương thực hoặc đối phó với lây nhiễm”. - Ông Ohsumi có thông điệp cho các nhà khoa học trẻ
Ông Ohsumi rất ngạc nhiên khi biết mình đạt giải Nobel, và ông nói: “Tất cả những gì tôi có thể nói, đây là niềm vinh dự lớn. Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng không phải tất cả đều thành công trong khoa học, nhưng đối mặt với thách thức là rất quan trọng”.
Dương Lương
Xem thêm: