Ở trường, chúng ta được dạy rằng loài khủng long đã tuyệt chủng khoảng 65 triệu năm trước; các loài động vật có vú cỡ nhỏ sống sót sau thảm họa và tiến hoá thành các loài động vật có vú khác nhau; và tại một số thời điểm nào đó khoảng 250.000 năm trước đây, một loài động vật có vú hình vượn đã tiến hóa thành loài người hiện đại ngày nay. Nhưng liệu có thật sự là như vậy?
Các cổ vật mới được phát hiện gần đây đã đặt ra câu hỏi: Và phải chăng những người cổ đại ấy đã thực sự sống một cuộc sống nguyên thủy, như trong các giả thuyết phổ biến ngày nay? Hay phải chăng nền văn minh nhân loại đã tồn tại từ rất lâu so với những gì chúng ta hình dung lúc ban đầu?
Có lẽ đã đến lúc cập nhập nhận thức về lịch sử cổ đại cũng như các cuốn sách giáo khoa khoa học ngày nay.
Dưới đây là một số khám phá tiền sử về lịch sử nhân loại đã làm các nhà khoa học chấn động:
1. Cỗ máy Antikythera – chế tạo hơn 2.000 năm trước
Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1901, nhưng phải đến thế kỉ 21, với sự hỗ trợ của những công cụ quét hình ảnh hiện đại, người ta mới khám phá ra cơ cấu bên trong cỗ máy gồm nhiều bánh răng ăn khớp với nhau cực kỳ phức tạp. Là một phát minh của người Hy Lạp, chiếc máy tính cổ đại này có thể tính toán chính xác các biến đổi thiên văn.
2. Các màu sơn khoáng chất trong hang động, được tô khoảng 15.000 đến 50.000 năm trước
Bên trong các hang động khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, người ta đã phát hiện thấy các bức bích họa đá thời tiền sử miêu tả một xã hội với các đặc điểm khá kỳ lạ – như hình người mặc quần áo, đi giày, đội mũ.
3. Búa London – có niên đại 110-115 triệu năm tuổi, bọc bên trong một tảng đá cũng có niên đại nhiều triệu năm
Được hai người đi bộ đường dài phát hiện tại London, một huyện nhỏ thuộc bang Texas, Mỹ, chiếc búa (không rõ chức năng sử dụng) không chỉ có niên đại lên đến 110-115 triệu năm tuổi, mà còn được bọc bên trong một tảng đá cũng có niên đại nhiều triệu năm.
4. Dấu giày trên hoá thạch bọ ba thuỳ – có niên đại khoảng 200-600 triệu năm trước
Tháng 6 năm 1968, người ta đã phát hiện thấy một dấu chân hóa thạch dẫm lên một hóa thạch bọ ba thuỳ. Điều này là không thể vì bọ ba thuỳ (còn được gọi là tam diệp trùng) đã tuyệt chủng vào khoảng 280 triệu năm trước. Dấu chân hoá thạch này mang giày cỡ 13 được ước tính có niên đại trong khoảng 200 đến 600 triệu năm trước.
5. Lò phản ứng hạt nhân ở Cộng hòa Gabon, châu Phi – có niên đại lên đến 1,8 tỉ năm tuổi
Năm 1972, một nhà máy của Pháp nhập khẩu quặng uranium từ Oklo, Gabon. Họ phát hiện thấy hàm lượng một loại đồng vị uranium trong số quặng này đã bị cạn kiệt [do bị chiết luyện và sử dụng], như thể đã từng xảy ra hoạt động của lò phản ứng hạt nhân ở đây.
Sự kiện này đã thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đến nghiên cứu. Sau khi kiểm tra họ phát hiện được một lò phản ứng hạt nhân ngầm dưới đất. Vài người cho rằng đây là một lò phản ứng được hình thành trong ”tự nhiên”, trong khi những người khác chỉ ra rằng điều này có rất ít khả năng. Khu vực này đã bị phá huỷ hoàn toàn do hoạt động khai thác, để lại một bí ẩn chưa có lời giải cho đến nay.
Tác giả: Tatiana Tobar-Darzi R. Epoch Times
Đọc bản gốc ở đây.
Thanh Hải biên dịch.