Đại Kỷ Nguyên

6 khả năng phi thường trong thế giới thực vật, 2 trong số đó rất giống con người

Bạn đã bao giờ nghe nói đến việc cây cối có những khả năng đặc biệt khác thường hay chưa? Nghe có vẻ khá khó tin nhưng những điều kỳ thú này đã được các nhà khoa học phát hiện sẽ khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên. 

1. Khả năng ghi nhớ siêu thường

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia tiến hành trên cây Trinh nữ Mimosa pudica (hay còn gọi là cây xấu hổ) phát hiện ra khả năng ghi nhớ sự việc giống như động vật.

Cây trinh nữ Mimosa pudica. (Ảnh: PM H-regulator) 

Trong thí nghiệm, trưởng nhóm nghiên cứu là PGS Gagliano đã trồng một số cây xấu hổ trong một chậu hoa, rồi đặt lên một thiết bị thả rơi sử dụng một đường ray trượt dọc bằng sắt như thế này:

Để ý các lá cây sẽ cụp lại khi bị thả rơi, đây là phản ứng tự bảo vệ bản thân của cây xấu hổ. (Ảnh: National Geographic: Phenomena)

Gagliano sẽ thả rơi 56 chậu cây, mỗi chậu cây 60 lần. Cú thả rơi diễn ra ở độ cao 15 cm và sẽ hạ cánh trên một miếng bọt xốp mềm, có tính năng chống bật nảy. Tốc độ thả rơi là vừa đủ để khiến lá cây xấu hổ phải cụp lại (xuất hiện phản ứng bảo vệ).

Những lần thả như vậy không gây nguy hiểm gì cho các chậu cây vì có 2 lý do:

Thông qua các thí nghiệm như vậy, PGS Gagliano muốn biết liệu những cái cây này rốt cục có thể nhận thức được rằng chúng có gặp gì nguy hiểm hay không? Và khi đó, liệu chúng có ngừng cụp lá lại khi bị thả rơi nhiều lần như vậy?

Sau khi tiến hành thí nghiệm, PGS Gagliano đã tìm ra lời giải đáp rõ ràng. Trong ghi chép của mình, bà nói rằng: “Tôi quan sát thấy có một số cây không cụp lá hoàn toàn khi được thả rơi. Có thể thấy, các cây xấu hổ đã nhận thức được tính an toàn trong những cú thả rơi vô hại này, và ngừng cụp lá lại”. Trong trao đổi với một nhóm các nhà khoa học, bà khẳng định: “Cuối cùng, những cây trinh nữ hoàn toàn mở lá ra, chúng chẳng thèm quan tâm đến những cú thả rơi nữa”.

Những cây xấu hổ không còn khép lá nữa. (Ảnh: wemedia.ifeng.com)

Những người theo chủ nghĩa duy vật thì không đồng tình với thí nghiệm này. Họ nói rằng những cây đó có thể đã quá mệt mỏi để có thể tiếp tục cụp lá lạị sau nhiều lần rơi như vậy. Tuy nhiên, PGS Gagliano nhanh chóng phản bác quan điểm trên, bà đã thử nghiệm bằng cách lấy ngay những cây được cho là đã “thấm mệt”, đặt chúng vào một thiết bị rung lắc và ngay lập tức chúng tái xuất hiện phản ứng cụp lá như trước đây. Nghĩa là giả thuyết những chiếc lá “thấm mệt” là không có căn cứ.

Vậy giải thích như thế nào về sự việc này?

Rất đơn giản, đó là “ký ức”. Vì có ký ức nên chúng mới có thể không phản ứng cụp lá sau nhiều lần bị thả rơi mà vẫn bình an vô sự như vậy, cũng có lẽ vì có ký ức thì chúng mới có thể phân biệt được đâu là bị thả rơi và đâu là bị rung lắc mà từ đó xuất hiện phản ứng tự bảo vệ bản thân như bình thường (cụp lá lại).

Để chứng minh quan điểm của mình là hoàn toàn có cơ sở, PGS Gagliano lại tiếp tục thí nghiệm thả rơi với các cây xấu hổ ban đầu 1 tuần sau đó nhưng chúng vẫn không có phản ứng cụp lá. Nhằm chắc chắn hơn, bà tiếp tục tiến hành thí nghiệm tương tự trong nhiều tuần nhưng dù sau 28 ngày liên tiếp, các cây xấu hổ này vẫn có thể “nhớ” các ký ức đó và không cụp lá lại khi bị thả rơi. Đây thật sự là một khoảng thời gian tương đối dài và nó chứng minh được rằng thực vật có khả năng ghi nhớ.

2. Thực vật có khả năng giao tiếp với nhau

Có khi nào bạn chứng kiến thực vật “nói chuyện” với nhau chưa? Chắc chắn là chưa rồi, ngay cả khi bạn đang đi giữa 1 rừng cây. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại nghĩ khác; họ cho rằng cây cối có khả năng giao tiếp và kêu cứu đồng loại theo cách riêng của chúng, nhất là khi có nguy hiểm.

Ví dụ:

Khi bị sâu bọ tấn công, cây cà chua ngấm ngầm báo cho các cây khác biết bằng cách giải phóng một số phân tử mùi vào không khí. Bức thông điệp này được các nhà thực vật học xác định là có mùi của thảm cỏ mới bị xén. Khi nhận được thông điệp, các cây còn lại đồng loạt “hành động” nhằm xua đuổi sâu bọ bằng “vũ khí hóa học” của chúng: “Lá cà chua khá độc, trong loại lá này có chứa nhiều Alkaloids, một loại hóa chất có tác dụng diệt và đuổi côn trùng rất hiệu quả.”

(Ảnh: eldia.es)

Tại vùng thảo nguyên Nam Phi, các cây keo khi bị những chú koudou – loài động vật họ hàng với linh dương tấn công ngay lập tức cảnh báo cho các cây xung quanh bằng bức thông điệp khí”. Thông điệp này thông báo cho khác lập tức tự vệ bằng cách tập trung toàn bộ chất tanin có vị chua chát lên lá để đẩy lùi những vị khách không mời mà đến.

3. Chiến thuật chống khô hạn

Khi bị nóng hoặc thiếu nước, con người sẽ lắp điều hòa không khí hay uống nước để làm mát cơ thể, vậy thực sẽ làm gì để chống khô hạn?

Như chúng ta đã biết, thực vật giữ rất ít nước trong thân thể mỗi khi hút nước từ lòng đất, phần lớn lượng nước này (khoảng 98%) sẽ bị bốc hơi thông qua các lỗ khí cực nhỏ trên bề mặt lá. Tuy nhiên cây sẽ rơi vào tình trạng khô hạn nếu lượng nước bốc hơi vượt quá lượng nước hút được từ rễ, vì vậy để tránh mất nước quá nhiều, thực vật áp dụng rất nhiều phương pháp nhằm tiết kiệm nước. 

Cây rụng lá là một phương pháp chống thoát hơi nước hiệu quả. (Ảnh: idmclient.org.vn)

Thierry Simonneau, nhà nghiên cứu sinh lý môi trường thực vật chịu stress thuộc Viện Nông học Montpellier (Pháp) giải thích:

“Khi rễ cây cảm nhận được tình trạng khan hiếm nước trong lòng đất, lập tức nó tổng hợp ra một loại hoóc môn gây stress: Axit abscissique. Chất hóa học này có tác dụng đóng các lỗ khí bốc hơi nước trên bề mặt lá lại nhằm hạn chế việc thoát hơi nước.”

Nhiều loài thực vật như ngô thường cuộn lá lại để chống hạn, cây hướng dương thì làm héo lá hoặc cây xương rồng thì lá tiêu giảm trở thành gai….

Lá cây xương rồng thường tiêu giảm thành gai nhằm hạn chế thoát hơi nước. (Ảnh: today.line.me)

4. Kỹ năng di chuyển

Bạn nghĩ rằng cây làm gì có có chân như con người thì làm sao đi được nhưng có 1 loài cây có thể làm sự việc này- cây đước.  Phân bố tại những vùng nhiệt đới, rễ cây đước mọc ra từ những nhánh cây, có thể dài đến 25m, có chức năng lưu giữ khí oxy trong không khí trước khi cắm vào bùn để lấy nước.

Cây đước. (Ảnh: english.vietnamnet.vn)

Khi cây càng lớn lên, những nhánh thấp nhất (thường là nhiều tuổi nhất) cành ra rễ nhiều hơn. Theo thời gian, những nhánh này sẽ tách khỏi cây chính dưới tác động của gió hay thủy triều hay sức nặng của cây, chúng có thể sống sót được nhờ những chiếc rễ riêng này.

Tuy nhiên, khác với cây chính thì những nhánh này có khả năng di chuyển. Trong suốt thời gian tăng trưởng, nó tạo ra những rễ mới hướng về trước, bất chấp phần phía sau chết đi và tự hủy. Trong vòng 1 năm, cây mới này “đi” được 1 khoảng cách ấn tượng đối với 1 vật thể được cho là bất động: 2 – 5cm. Nó chỉ dừng lại nếu bị 1 cây khác cản đường hay tách quá xa khỏi bờ biển (vì đáy biển quá sâu).

5. Ám sát thực vật khác

Cây sung có lẽ quá đỗi quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam, với bộ rễ cắm chắc vào lòng đất, thân to, nhánh hướng thẳng lên trời, quả có thể ăn được thì dường như chúng là loài vô hại trong tự nhiên. Thực tế thì không như vậy, loài cây này còn ẩn chứa một bí mật: “Chuyên rút ống thở” các loài thực vật khác.

Cây sung. (Ảnh: feedipedia.org)

Bắt đầu bằng việc đánh chén một quả sung mọng nước, hạt sung nằm trong dạ dày của chim. Do nó quá cứng nên chim không thể tiêu hóa được và được thải qua đường bài tiết và còn nguyên vẹn trong phân chim. Đen đủi cho cái cây nào bị dính phân chim chứa hạt sung vì nếu nó rơi vào chạc cây, hạt sung sẽ nảy mầm và bắt đầu tiến trình phá hủy: “Đầu tiên cây sung nhỏ đâm rễ thẳng vào thân cây chủ, theo thời gian dần dà những rễ khác mọc thêm, bao bọc và quấn chặt lấy cây đã hậu đãi tiếp đón chúng.

Cây càng mọc lên cao thì càng cần nước nhưng do thân cây đã bị sung trói chặt không thể lớn tiếp. Vì thế lượng nước dẫn từ rễ lên lá không đủ. Thiếu nước, cây chết khát và cuối cùng ra đi.”

Nó phân huỷ hoàn toàn trong 1 – 2 năm. Hiện trường của cuộc xâm lược sau cùng là những chiếc bóng của nạn nhân. Nó hiện diện dưới dạng 1 khoảng rỗng giữa những chiếc rễ sung sát thủ. Theo thời gian, rễ sung phát triển tạo thành 1 thân cây thay thế.

Bạn có thể tưởng tượng hoàn cảnh thê thảm của nạn nhân thông qua hình ảnh cái cây này đang mọc qua một cái lỗ lớn trên tường nhà. (Ảnh: giadinh.net.vn)

6. Tạo ra nước để sinh tồn

Nghe có vẻ hơi kỳ quặc nhưng đây là sự thật. Garoe, một loài cây phân bố nhiều trên đảo Hierro, thuộc quần đảo Canaris của Tây Ban Nha. Chúng cần rất nhiều nước để tồn tại, trong khi trên hòn đảo này gần như trời không bao giờ mưa nhưng loài cây này vẫn sống tốt.

 

Cây Garoe. (Ảnh: Pinterest)

Vậy chúng có gì đặc biệt đến vậy?

Điểm đặc biệt ở đây là lá cây của chúng có thể “chảy” nước. Lượng nước này từ lớp sương mù dày đặc thường xuyên xuất hiện trên đảo ở độ cao 600-1.500 m. Những giọt nước tạo thành sương mù thường xuyên bị gió đẩy đi, gặp phải lá cây, chúng bám vào rồi tập hợp lại thành những dòng nước nhỏ.

Một cây garoe có thể tạo ra gần 80 lít nước/ngày nhờ giương ra một mạng lá khổng lồ hàng trăm mét vuông (diện tích toàn bộ lá cây) để bắt những giọt nước nhỏ trong sương mù.

(Ảnh: Leyendas Canarias)

Chiến lược này xem ra rất hữu hiệu vì hiện nay có nhiều loài cây đang áp dụng ở nhiều khu vực như Chi – Lê, Nam Phi… Cây ôliu, cây bách xù hay bất cứ loài nào khác có thể thực hiện được chiến lược này nếu chúng có được tán lá đủ dày và điều kiện khí hậu ở đó giống như trên đảo Hierro.

Sơn Tùng

Exit mobile version