Đại Kỷ Nguyên

6 kịch bản có thể xóa sổ nền văn minh nhân loại

Bão Mặt Trời, hố đen, chiến tranh hạt nhân… là những hiểm họa tự nhiên và nhân tạo có thể chấm dứt nền văn minh nhân loại.

1. Va chạm với tiểu hành tinh

Theo các nhà khoa học, một thiên thạch khổng lồ cách đây 65 triệu năm là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng cho loài khủng long, và trong tương lai loài người có thể phải đối mặt với số phận tương tự.

Hàng ngày, Trái Đất phải hứng chịu rất nhiều mảnh vụn từ không gian. Đa số chúng đều nhỏ nên không thể gây nguy hiểm gì, tuy nhiên một số lại có kích thước khá lớn.

Và theo ước tính của các nhà nghiên cứu ước tính, một tiểu hành tinh khi đạt mức kích thước tối thiểu là 1,6km thì sẽ có khả năng tạo nên thảm họa lớn cho nhân loại.

Trong lịch sử, có rất nhiều tiểu hành tinh nguy hiểm từng bay lướt qua Trái Đất, thậm chí một số tiểu hành tinh đã rơi xuống và gây ra thiệt hại với mức độ nhỏ. Khi tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất, thì 3 yếu tố đe dọa trực tiếp sự sống trên hành tinh là: gió thổi mạnh, áp lực cao, bức xạ nhiệt.

Một vụ va chạm tiểu hành tinh lớn vào Trái Đất có thể tiêu diệt toàn bộ sự sống. Ảnh: Alamy.

Một ví dụ gần đây nhất cho thấy mức độ nguy hiểm của thiên thạch rơi là vào ngày 15/2/2013, khi một thiên thạch phát nổ trên bầu trời tỉnh Chelyabinsk, Nga. Tuy không có thiệt hại về người, nhưng vụ nổ đã làm khoảng 1500 bị thương người và 3000 ngôi nhà bị phá hủy. Điều này cho thấy Trái Đất chúng ta thật sự có thể rơi vào thảm cảnh hủy diệt hoàn toàn nếu có thiên thạch lớn hơn rơi xuống hành tinh.

Thiên thạch bay qua bầu trời thành phố Chelyabinsk (Nga) hồi tháng 2/2013. Ảnh: Internet

2. Chiến tranh hạt nhân

Nhiều người lo ngại rằng, thời điểm hiện nay chiến tranh hạt nhân rất nhiều khả năng sẽ xảy ra, một phần là do cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc, đặc biệt là Nga – Mỹ; và điển hình nhất là xung đột trên bán đảo Triều Tiên giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.

Với sự phát triển chóng vánh của khoa học kỹ thuật, các cường quốc đã và đang không ngừng chế tạo vũ khí hạt nhân (bao gồm bom nguyên tử và bom Hydro) có sức hủy diệt vô cùng lớn. Lấy ví dụ, với sức công phá lên đến khoảng 50 đến 58 megaton, quả bom nguyên tử Tsar Bomba do Liên Xô từng chế tạo và thử nghiệm là mạnh nhất thế giới, gấp 3.000 lần quả bom Mỹ từng thả xuống 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki.

Nếu chiến tranh hạt nhân thật sự xảy ra thì kể từ sau Thế chiến II, đây sẽ cuộc chiến tranh khốc liệt và tàn khốc hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào khác từng xảy ra trong lịch sử nhân loại, hậu quả mà nó gây ra sẽ không thể nào tưởng tượng được.

Chiến tranh hạt nhân có thể dẫn đến sự kết thúc của nền văn minh nhân loại. Ảnh: Gizmopod.

3. Vụ nổ khí methane 

Cách đây hàng trăm triệu năm, một cuộc Đại Tuyệt Chủng xảy ra khiến 96% sự sống trên Trái Đất bị biến mất hoàn toàn. Một trong những giả thuyết được đưa ra là  do hiện tượng giải phóng khí methane từ lòng đất.

Vụ nổ khí methane tại Siberia có thể tạo ra những miệng hố khổng lồ. Ảnh: Live Sience.

Tháng 3/2017, các nhà khoa học Nga phát hiện hơn 7.000 bong bóng chứa đầy khí methane trên bán đảo Yamal và Gydan thuộc Siberia. Nguyên nhân có thể là do mùa hè ấm khác thường khiến lớp đất đá đóng băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng khí methane tích tụ dưới lòng đất.

Một gò đất nhô lên do bong bóng khí methane có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Ảnh: Siberian Times

Theo, giám đốc Sở khoa học Yamal (thuộc Nga) Alexey Titovsky, các bong bóng khí nói trên có thể phát nổ trong tương lai, tạo ra những miệng hố khổng lồ, gây nguy hiểm cho khu vực lân cận, đồng thời giải phóng lượng lớn khí methane vào khí quyển,

Nhiều nhà khoa học cho rằng, lượng khí methane này sẽ tạo ra hiệu ứng nhà kính, biến Trái Đất thành sa mạc. Khi đó, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng lên từ 16°C đến hơn 30°C. Mức nhiệt  cao sẽ làm tan chảy các sông băng trên núi và ở hai cực, khiến khu vực xung quanh bị ngập lụt.

4. Bão Mặt Trời

Dù có vai trò tương đối quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất, nhưng hoạt động của bão Mặt Trời của nó có thể khiến những công nghệ cao của con người bị trục trặc. Các đợt phun trào bão Mặt Trời có thể làm hỏng thiết bị điện tử, làm gián đoạn mạng lưới điện và mạng lưới truyền thông.

Mặt Trời phát ra những tai lửa rất lớn, gây nên hiện tượng bão từ. Ảnh: Gizmopod.

Theo một lý thuyết phổ biến, bão Mặt Trời từng bào mòn và thổi bay bầu khí quyển của sao Hỏa trong quá khứ, biến một hành tinh nhiều nước, thích hợp với sự sống, trở thành một môi trường khô hạn như hiện tại. Nếu không cẩn thận, trong tương lai Trái Đất cũng sẽ có kết cục tương tự.

5. Hố đen

Nhà vật lý Albert Einstein từng mô tả hố đen trong thuyết tương đối của mình. Hố đen có thể hình thành từ những ngôi sao đã chết, khi không gian và thời gian xung quanh nó bị bẻ cong. Bởi có khối lượng cực lớn, nên lực hấp dẫn cũng lớn tương tương, do đó bất kể vật chất nào (bao gồm ánh sáng) dám bén mảng đến gần hố đen, thì đều sẽ bị “con quái vật ” này hút vào.

Ảnh: nasa.gov

Các nhà khoa học cho rằng, bởi có rất nhiều hố đen đang tự do di chuyển ngoài không gian, nên rất có thể vào một ngày nào đó một trong số chúng sẽ tiếp cận hệ Mặt Trời. Chúng đi đến đâu thì sẽ càn quét nơi đó, khiến các nguyên tử bị tách rời và mọi vật chất tan biến thành tro bụi. Một số nhà khoa học lạc quan hơn cho rằng, Trái Đất sẽ bị hút vào hố đen và tiến vào một vùng không gian – thời gian khác. Đây chính là một vũ trụ khác, có thể là một vũ trụ song song.

Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu có một chiếc Máy gia tốc hạt lớn (LHC) ở Thụy Sĩ. Kể từ khi nó đi vào hoạt động, có lo ngại cho rằng LHC có thể tạo ra một hố đen mini, hút Trái Đất vào trong và tiêu hủy tất cả. Tuy nhiên, theo giới khoa học, rủi ro trên không thể xảy ra bởi chiếc máy gia tốc hạt này không đủ mạnh.

6. Siêu núi lửa 

Một số núi lửa trên thế giới có khả năng phun trào cực mạnh, phá vỡ mô thức khí hậu toàn cầu và đe dọa sự sống trên toàn thế giới.

Siêu núi lửa phun trào có khả năng phá vỡ mô thức khí hậu toàn cầu. Ảnh: Gizmopod.

Một ví dụ điển hình là siêu núi lửa dưới bên dưới Vườn Quốc gia Yellowstone ở Mỹ. Siêu núi lửa này có bán kính khổng lồ, dao động trong khoảng từ 55 – 72 km. Lần phun trào gần đây nhất là vào 640.000 năm trước. Khi đó, nó đã tạo ra hai tỷ tấn axit sulfuric, đồng thời giải phóng lượng tro bụi khổng lồ bao phủ bầu khí quyển Trái Đất, ngăn cản ánh sáng Mặt Trời trong nhiều năm. Kết quả là một mùa đông hạt nhân lạnh lẽo.

Miệng siêu núi lửa Yellowstone. Ảnh: Wikipedia.
“Mùa đông hạt nhân”: Viễn cảnh khi siêu núi lửa phun trào. Ảnh: independenceday.pro

Những viễn cảnh trên nghe có phần huyễn hoặc, không nhiều khả năng xảy ra. Điều này có thể đúng, và những hiểm họa trên có thể được ngăn chặn, nhưng Trái Đất thật sự vẫn đang đứng trước một nguy cơ rất thực tại, nhất là khi vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở nên càng nhức nhối, đặc biệt là khi nó đi song song với sự phát triển về kinh tế và khoa học kỹ thuật.

Lấy ví dụ như Trung Quốc, sự phát triển vượt bậc về kinh tế trong những thập niên gần đây đang đi kèm với sự hủy hoại môi trường ở mức báo động. Phải chăng đây mới thực sự là yếu tố có khả năng kết thúc nền văn minh nhân loại?. Nếu vậy, nên thêm vào danh sách trên kịch bản thứ 7: ô nhiễm môi trường do con người gây nên.

Liệu đây mới thực sự là yếu tố có khả năng kết thúc nền văn minh nhân loại? Ảnh: boredpanda.com
Hiểm họa nhân tạo!… một phụ nữ khóc sau khi hàng ngàn con cá chết vì do ô nhiễm nguồn nước tại trại nuôi thủy sản của cô ở Hàng Châu, đúng một ngày trước Ngày Môi trường Thế giới vào năm 2006. Ảnh: Reuters/China Daily

Sơn Tùng

Exit mobile version