Dưới đây là 7 thực tế khoa học thú vị trong đời sống hàng ngày có thể bạn chưa biết.
1. Tại sao mặt nước ao hồ thường tĩnh lặng về đêm?
Trong khoảng thời gian ban ngày, nhiệt lượng từ Mặt Trời khiến khu vực trên bờ nóng hơn trên ao hồ. Sự chênh lệch nhiệt độ (khiến áp suất khác nhau) tạo ra gió. Đêm đến, mặt đất dịu lại xuống cùng mức nhiệt độ với nước trong ao hồ, chênh lệch áp suất lúc này trở nên không đáng kể do đó hầu như không tạo ra gió.
2. Tại sao vết thương đang lên da non lại phát ngứa?
Ngứa da có có hai nguyên nhân thường gặp. Thứ nhất là nguyên nhân cơ học: dây thần kinh cảnh báo khi có con bọ đang bò trên da, để chúng ta biết và hất nó đi. Đây là một loại phản ứng tự vệ bản năng. Thứ hai là nguyên nhân hóa học: một số chất có hại cho da, dây thần kinh cảnh báo để chúng ta biết và phủi nó đi.
Khi vết thương đang lên da non, hóc môn Histamine được giải phóng bởi các tiểu cầu cùng các tế bào miễn dịch. Histamine nới rộng các mạch máu để các chất chữa bệnh từ cơ thể tiến vào khu vực vết thương dễ dàng hơn. Tuy chất này giúp ích cho quá trình làm lành vết thương, nhưng nó cũng là một chất kích thích, kích hoạt cảm giác ngứa gây ra bởi các chất hóa học.
3. Vì sao các viên pin không hoạt động tốt ở nơi lạnh?
Phản ứng hóa học xảy ra trong viên pin tạo ra các electron cung cấp dòng điện cho các thiết bị. Khi nhiệt độ giảm, phản ứng hóa học sẽ chậm lại. Khi nhiệt độ giảm đến một mức nhất định, pin không còn có thể tạo ra dòng điện đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của thiết bị.
4. Rau quả để trong tủ lạnh vẫn sống được là vì sao?
Đúng vậy, theo nghiên cứu từ Đại học Rice và Đại học California. Trong một cuộc phỏng vấn, nhà sinh vật học hàng đầu Janet Braam từ Đại học Rice cho biết: “Rau củ và trái cây không chết tại thời điểm thu hoạch. …Chúng phản ứng với môi trường trong nhiều ngày, và chúng tôi phát hiện chúng tôi có thể sử dụng ánh sáng để “dụ dỗ” chúng sản sinh thêm các chất chống oxi hóa, chống ung thư vào một số thời điểm nhất định trong ngày”.
5. Đặt tay vòm khum trước miệng khiến tiếng hét của bạn lớn hơn?
Khum tay trước miệng không làm âm thanh bạn phát ra lớn hơn (không thay đổi độ to của âm), tuy nhiên đôi tay trong trường hợp này đóng vai trò cái phễu định hướng sóng âm truyền về phía người nghe, giúp hạn chế phần sóng bị phân tán và dội sang các hướng khác.
6. Tại sao nước không có vị gì cả?
Một người dùng mạng xã hội Reddit trên Uberhobo giải thích:
“Bởi bạn không có các thụ cảm tương thích với nó. Không có nhiều ý nghĩa lắm khi sở hữu chúng, bởi miệng chúng ta gần như luôn luôn chứa đầy nước.”
7. Giới y học đã bao giờ thử phát triển hiệu ứng giả dược [1] như một phương pháp điều trị chưa?
Ted Kaptchuk tại Trường Y Harvard đang nghiên cứu phương pháp điều trị bằng giả dược mà không đánh lừa bệnh nhân, bởi đây là mối quan tâm lớn trong phương pháp điều trị này.
Trong một nghiên cứu năm 2010, ông phát hiện thấy những bệnh nhân được cho biết họ được cho uống giả dược (và được thuyết phục rằng điều trị bằng giả dược có thể có tác dụng) đã cho thấy sự cải thiện tương đương với các bệnh nhân được điều trị bằng thuốc thực. Dường như việc điều trị bằng giả dược vẫn có hiệu quả ngay cả khi bệnh nhân biết đó là giả dược.
Kaptchuk theo dõi quá trình trị liệu – môi trường, thái độ của bác sĩ, và các yếu tố như thế khác liên quan đến việc bệnh nhân cảm thấy “được chăm sóc” như thế nào.
Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy giả dược có khả năng kích thích các phản ứng hóa học trong não bộ với tác dụng tương đồng như thuốc thực. Mục đích là tìm ra cách kích thích não bộ xuất hiện phản ứng tương tự như khi dùng giả dược.
Chú thích:
[1] Giả dược là một chất trơ, không có tác dụng chữa bệnh, không gây dị ứng, hoàn toàn vô hại, được mang hình dáng dược phẩm và được thầy thuốc giới thiệu với bệnh nhân là có tác dụng chữa bệnh. thế nhưng lại có tác dụng đặc biệt trên một số bệnh nhân, cả tốt lẫn xấu, gọi chung là hiệu ứng Placebo.
Giả dược khác với thuốc giả, vì thuốc giả là hàng giả, hàng nhái… Giả dược được làm với hình dạng và mùi vị giống hệt thuốc mà nó thay thế để thực nghiệm so sánh. Sự so sánh đối chiếu này giúp đánh giá chính xác hiệu quả của thuốc.
Ngự Yên
Xem thêm: