Sa mạc chiếm 33% diện tích bề mặt Trái Đất. Thời cổ đại, những khu vực phủ cát ngày nay đã từng xanh cỏ, ấm áp và tiếp cận được với nguồn nước. Cho đến nay, người ta đã phát hiện được tàn tích của nhiều nền văn minh cổ đại ẩn mình dưới lớp cát sa mạc ở rất nhiều nơi.

Trong danh sách này chúng ta sẽ khám phá dấu tích của một số nền văn minh cổ đại bị chôn vùi dưới cát trên khắp thế giới.

1. Thế giới cổ đại bí ẩn nằm ẩn mình dưới sa mạc rộng lớn Taklamakan

sa mac taklamakan trung quocKhung cảnh hoang vu, đầy chất thơ tại sa mạc Taklamakan, Tân Cương. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)

Có một đại dương ngầm khổng lồ bên dưới sa mạc bí ẩn Taklamakan tại Tân Cương. Có thể có rất nhiều hiện vật cổ đại thú vị bị chôn vùi bên dưới lớp cát này.

Sa mạc Taklamakan là sa mạc rộng lớn nhất Trung Quốc, bao phủ một vùng diện tích hơn 33.700 km2. Trong tiếng Duy Ngô Nhĩ, Taklamakan hay Takla Makan có nghĩa là ‘một đi không trở lại’ và đó là lý do tại sao người ta gọi sa mạc này là ‘Biển Chết’.

Người cổ đại tin rằng một khi tiến vào đây thì sẽ không thể trở về. Rất lâu trước đây, trên sa mạc này có xây cất những căn nhà và đền thờ. Ngày nay, mọi thứ đều bị chôn vùi dưới cát. 

Các di tích cổ đại quý giá hiện đang được chôn giấu bên dưới “Biển chết”, hay sa mạc Taklamakan.

Các nhà khảo cổ đã bắt đầu phát hiện được một số bí mật ẩn giấu bên trong khu vực này. Tuy vậy, dường như chúng ta mới chỉ cạo được lớp vỏ bề mặt; dường như chỉ thời gian mới có thể cho biết còn kỳ quan nào khác đang đợi được đưa ra ánh sáng.

Nhà thám hiểm người Thụy Điển Sven Hedin đã có một phát hiện đáng kinh ngạc tại thị trấn ốc đảo Dandan Oilik, trong lòng sa mạc Taklamakan. Ông Hedin đã tìm thấy tàn tích của nhiều ngôi nhà. Sau đó Aurel Stein, một nhà thám hiểm được mệnh danh người mở mang con đường tơ lụa, đã lưu ở đó hai tuần, và tìm thấy tàn tích của 18 nhà dân khác, kèm theo một vài ngôi đền. Ông cũng tìm thấy các thư tịch từ thời nhà Hán và nhà Đường.

Năm 1900, Hedin một lần nữa ghé thăm Taklamakan. Trong chuyến hành trình này, ông đã tìm thấy tàn tích của thành cổ Lâu Lan, bị chôn vùi dưới lớp cát.

%image_alt%

Tàn tích thành cổ Lâu Lan tại sa mạc Tân Cương. (Ảnh: Internet)

2. Thành phố mê cung bí ẩn cổ đại náu mình dưới lớp cát của sa mạc Kara Kum

thanh co gonur tepe sa mac kara kum Turkmenistan(Ảnh: Internet)

Bốn thập kỷ trước, một nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi nhà khảo cổ học nổi tiếng người Hy Lạp-Nga V.I.Sarianidi đã có một phát hiện đáng kinh ngạc khi mở cửa di chỉ thành cổ Gonur Tepe, nằm ở miền tây Turkmenistan.

Hiện nay, tàn tích thành cổ này bắt đầu phơi lộ các hiện vật và bức tường cùng kiến trúc rộng lớn, kỳ thú.

Hơn 4.000 năm trước, Gonur Tepe là nhà của một trong những nền văn minh tiên tiến nhất nhưng ít được biết đến tại khu vực Trung Á.

Người dân sống trong một tổ hợp nhà rộng lớn bao phủ khoảng 30 héc ta mà chỉ có thể quan sát rõ từ bên trên. Tổ hợp này cho ấn tượng một mê cung kỳ lạ bao quanh bởi các bức tường lớn, nằm ngay giữa sa mạc Kara Kum ở Turkmenistan, một trong những địa điểm hoang vu nhất trên thế giới.

thanh co gonur tepe sa mac kara kum Turkmenistan (3)Toàn cảnh di chỉ thành cổ Gonur Tepe nhìn từ phía Nam. (Ảnh: Internet)

thanh co gonur tepe sa mac kara kum Turkmenistan (4)Cận cảnh thành cổ Gonur Tepe. Các ngôi nhà có kiến trúc rất kỳ lạ. (Ảnh: Internet)

thanh co gonur tepe sa mac kara kum Turkmenistan (2)Cận cảnh thành cổ Gonur Tepe. Đây có thể là một trong những lối kiến trúc kỳ lạ nhất trên Trái Đất. (Ảnh: Internet)

Không chỉ vậy, có một địa điểm đáng chú ý khác cũng nằm trên sa mạc Kara Kum, cách Gonur Tepe 50 km, gọi là thành cổ Merv.

Thành phố này là trung tâm của vùng Trung Á. Quân đội của nó đã đánh bại Thành Cát Tư Hãn, và tàn tích thành phố này từ lâu đã được cho là rất thiêng. Đặc biệt, thành cổ Merv cũng có một lối kiến trúc rất thú vị.

thanh co merv sa mac kara kum (5)Một di chỉ của thành cổ Merv. (Ảnh: Internet)

thanh co merv sa mac kara kum Turkmenistan (2)(Ảnh: Internet)

thanh co merv sa mac kara kum Turkmenistan (4)(Ảnh: Internet)

thanh co merv sa mac kara kum TurkmenistanDi chỉ nhà đá trong thành cổ Merv. (Ảnh: Internet)

thanh co merv sa mac kara kum Turkmenistan (3)Cận cảnh ‘nội thất’ di chỉ nhà đá trong thành cổ Merv. (Ảnh: Internet)

3. Các kiến trúc cổ đại bí ẩn trầm mình dưới lớp cát của sa mạc Sahara

kim tu thap sa mac sahara ai capẢnh chụp vệ tinh các kiến trúc cổ đại bí ẩn bên dưới lớp cát của sa mạc Sahara. (Ảnh: Internet)

Vào thời cổ đại khoảng vài nghìn năm trước, sa mạc Sahara ở Châu Phi từng là một thảm thực vật màu mỡ.

Sau đó điều gì đã xảy ra và thế là ‘thảm cỏ xanh’ Sahara biến thành một sa mạc.

Hiện nay các nhà khoa học đã có đủ bằng chứng để kết luận rằng sa mạc Sahara từng có một hệ sinh thái đồng cỏ và là một nơi có độ ẩm lớn hơn rất nhiều ngày nay.

Bí mật cổ đại nào còn đang trầm mình dưới lớp cát sa mạc; không ai biết. Tuy nhiên, nhờ các ảnh chụp vệ tinh, Angela Micol, nhà sáng lập Tổ chức Khảo cổ Vệ tinh (The Satellite Archaeology Foundation, Inc.), đã phát hiện được các cấu trúc thú vị và bí ẩn tại sa mạc này, tại khu vực Abu Sidhum.

Nhìn từ bên trên, chắc hẳn có thứ gì đó rất lớn nằm bên dưới lớp cát nhưng chúng ta chưa biết nó là gì.

Sau khi phân tích ảnh chụp vệ tinh các cấu trúc bí ẩn này, bà Micol cho rằng các đồi đất này có thể là các kim tự tháp bị xói mòn. Bà đã đến hiện trường “kim tự tháp” ở Abu Sidhum và tìm được nhiều bằng chứng thuyết phục.

Nếu cấu trúc này được xác nhận là một kim tự tháp/đồi đất nhân tạo, nó hẳn phải có từ giai đoạn Tiền triều đại hoặc Tiền sử của Ai Cập (hơn 5000 năm trước), khiến nó trở thành một trong những kim tự tháp/tổ hợp đồi đất cổ xưa nhất.

kim tu thap sa mac sahara ai cap (2)Những cấu trúc này đã được phát hiện vào năm 2012 bởi nhà nghiên cứu Angela Micol. Bà đã sử dụng Google Earth. (Ảnh: Internet)

kim tu thap sa mac sahara ai cap (6)Ảnh chụp tại hiện trường cấu trúc kỳ lạ ở Abu Sidhum, Ai Cập. (Ảnh: Internet)

kim tu thap sa mac sahara ai cap (5)(Ảnh: Internet)

kim tu thap sa mac sahara ai cap (4)Cái gì ẩn mình dưới lớp cát sa mạc này? Một kim tự tháp? (Ảnh: Internet)

kim tu thap sa mac sahara ai cap (2)(Ảnh: Internet)

Xem thêm:

4. Bí ẩn chưa có lời giải về thành phố cổ đại thất lạc ở sa mạc Kalahari

sa mac kalahariSa mạc Kalahari. (Ảnh: Shutterstock)

Sa mạc Sahara là một vùng xavan bán khô hạn lớn ở miền nam Châu Phi với diện tích 900.000 km2, bao phủ phần lớn Botswana và một phần Namibia và Nam Phi.

Người ta tin rằng tàn tích các thành phố cổ đại nằm bên dưới lớp cát của Sa mạc Kalahari. Một trong số đó là thành cổ Kalahari ở Nam Phi. Người ta đã đồn thổi về sự tồn tại của nó trong hơn một thế kỷ.

Thành phố này có tồn tại không hay sẽ vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải? Một số tàn tích bí ẩn đã được phát hiện trên sa mạc. Liệu chúng có thể góp phần làm sáng tỏ câu chuyện này?

thanh pho that lac sa mac kalahariMột số cấu trúc nhân tạo tại sa mạc Kalahari, tàn tích của một thành phố cổ đại? (Ảnh: Internet)

5. Tàn tích bí ẩn Nuevo Albergis trên sa mạc Atacama

sa mac AtacamaSa mạc Atacama, đôi lúc được mệnh danh ‘Sao Hỏa trên Trái Đất’, là nơi lưu giữ một tàn tích bí ẩn. (Ảnh: Internet)

Với cảnh sắc có phần giống Sao Hỏa, sa mạc Atacama, một cao nguyên rộng 105.000 km2 dọc bờ biển Thái Bình Dương của Chile, đã lọt vào danh sách những địa điểm du lịch đáng cân nhắc của rất nhiều người. Tuy nhiên, cho tới nay không nhiều người biết, hoặc quan tâm đến Nuevo Albergis, một tàn tích bí ẩn trên sa mạc này.

Tác giả khám phá này là Holly Ahlberg, một cụ bà hiện đã 80 tuổi. Bốn năm trước, khi đang “lướt” Google Earth tại nhà ở thành phố Sedona, Arizona, Mỹ, bà đã tình cờ phát hiện thấy một số đường sọc thẳng và vết tích kỳ lạ trên sa mạc Atacama.

Nuevo Albergis sa mac AtacamaCác đường kẻ sọc trên bề mặt sa mạc Atacama. (Ảnh: Internet)

Nuevo Albergis sa mac Atacama (2)Chắc chắn đây không phải là các đường kẻ sọc được hình thành trong tự nhiên. Liệu có khả năng nơi đây từng là nhà của một nền văn minh thất lạc bị chôn vùi dưới cát? (Ảnh: Internet)

6. Đại dương trên sa mạc Gobi thời viễn cổ

sa mac gobi trung quoc(Ảnh: Internet)

Có một thời điểm xa xôi trong quá khứ, trước khi thảm họa xảy ra, sa mạc Gobi (nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và Mông Cổ) đã được bao phủ bởi đại dương kèm một hòn đảo tươi đẹp, theo một truyền thuyết cổ đại.

Theo truyền thuyết cổ đại, những người cuối cùng của nền văn minh ngay trước thời kỳ của chúng ta từng cư trú trên một hòn đảo tại vị trí sa mạc Gobi hiện nay. Ngoài ra, các kinh sách tiếng Hán và cuốn ‘Thiền định chân kinh’ của Tây Tạng cũng xác nhận rằng vào thời xa xưa, rất lâu trước thời Adam và Eva trong Kinh Thánh, có một vùng đất rộng lớn là nơi cư ngụ của những đứa con thực sự của Chúa, “những người đàn ông da trắng với mắt xanh và tóc vàng hạ xuống từ trên thiên thượng”. Địa điểm bí mật này là trung tâm của một trong những đế chế thịnh vượng nhất trong lịch sử nhân loại. Bên dưới lớp cát bề mặt là vàng bạc, đồ trang sức, tượng, vũ khí, công cụ, các món đồ sang trọng và tác phẩm nghệ thuật.

sa mac Gobi sa mạc Ba dam Cat Lam (2)Biển hồ trên sa mạc Ba Đan Cát Lâm, một khúc của sa mạc Gobi. (Ảnh: Internet)

sa mac Gobi sa mạc Ba dam Cat LamĐền thờ Phật giáo trên sa mạc Ba Đan Cát Lâm, một khúc của sa mạc Gobi. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)

Cát trên sa mạc Gobi thường xuyên di chuyển từ đông sang tây trước luồng gió thổi không ngừng. Thỉnh thoảng một vài mảnh kho báu lộ diện, nhưng không người bản xứ nào dám chạm tay vào chúng vì toàn bộ khu vực này được cho là nằm dưới tầm ảnh hưởng của một bùa phép vĩ đại.

Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải lược dịch

Xem thêm: