Đại Kỷ Nguyên

7 vật chất đắt đỏ nhất hành tinh, số 7 nghìn tỷ chưa mua nổi 1 gram

Chúng ta thường quan niêm rằng vàng hay kim cương là những thứ đắt đỏ nhất hiện nay nhưng thực tế không phải vậy. Trên Trái Đất vẫn còn những vật liệu quý giá và đắt đỏ hơn kim cương hay vàng rất nhiều lần. 

Dưới đây là những vật chất đắt đỏ nhất hành tinh nằm ngoài trí tưởng tượng của con người hiện nay:

1. Plutonium – 4.000 USD/g

Plutonium là nguyên tố phóng xạ nổi tiếng với vai trò là chất xúc tác tạo ra năng lượng hạt nhân thông qua phản ứng nhiệt hạch.

(Ảnh: WRDW.com)

Giới khoa học coi Plutonium là “anh em song sinh” với Uranium bởi nó rất độc hại, dễ cháy và cũng được con người dùng để chế tạo bom nguyên tử. Vì vậy nó được các quốc gia liệt vào danh sách những chất được bảo quản và sử dụng theo những chế độ hết sức nghiêm ngặt.

Hơn thế nữa, Plutonium gần như không có trong tự nhiên; để tạo ra nó, con người phải tách chiết từ quá trình phân hạch Uranium trong lò phản ứng hạt nhân. Chính vì vậy mà giá thành của Platonium khá cao, khoảng 4.000 USD/g.

2. Đá Taaffeite – 20.000 USD/Cara ( 1 cara = 0,2 g)

Được phát hiện vào năm 1945 và được đặt theo tên người đã tìm ra nó – nhà địa chất học người Bohemia Count Edward Charles Richard Taaffe, đây được cho là loại đá quý hiếm hơn kim cương đến cả triệu lần, có màu hồng nhạt đến màu tím hoa cà trông rất đẹp và cuốn hút, thường được tìm thấy ở các vùng lũ của Sri Lanka.

(Ảnh: Forbes)

Taaffeite hơi mềm mại so với các loại đá quý khác và chỉ được sử dụng làm đồ trang sức. Nếu gộp toàn bộ lượng đá Taaffeite quý hiếm mà con người phát hiện từ trước tới nay, chúng chỉ choán đầy một chiếc cốc nhỏ. Vì thế mà giá thành của chúng lại cao đến như vậy, khoảng 20.000 USD/Cara.

3. Tritium – 30.000 USD/g

Tritium là  là phóng xạ đồng vị của hydro, hình thành nhờ các tia trong vũ trụ hoặc trong quá trình phản ứng tổng hợp hạt nhân. Chúng được sử dụng trong các biển báo phát quang ở những nơi công cộng và được sử dụng nhiều trong các lò phản ứng nhiệt hạch và máy phát neutron.

(Ảnh: Banggood Blog)

Tritium trong tự nhiên cự kỳ hiếm gặp nên giá thành của chúng rất cao, khoảng 30.000 USD/g. Tritium tuy không thể xâm nhập qua lớp biểu bì của con người nhưng sẽ gây nguy hiểm nếu tiếp xúc qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa.

4. Kim cương – 65.000 USD/g

Nhắc tới kim cương thì ai cũng đồng ý rằng chúng là vật chất đắt đỏ nhất mà con người có thể khai thác và chế biến nhiều nhất hiện nay. Nó là một dạng thù hình của cacbon có cấu trúc siêu bền, được sử dụng nhiều trong công nghiệp và ngành kim hoàn nhờ độ cứng tốt và tính khúc xạ cao.

(Ảnh: pa.kanigas.com)

Con người khai thác khoảng 130 triệu cara kim cương mỗi năm, tương đương với 26.000 kg nhưng giá thành của nó vẫn cao ngất ngưởng, vào khoảng 13.000 USD/cara (65.000 USD/g).

5. Painit – từ 300.000 đến 600.000 USD/cara

Painit được phát hiện vào năm 1950 tại Myanmar và được theo tên của nhà địa chất học người Anh Arthur C.D. Pain. Đây là một khoáng chất rất cứng và cực kỳ hiếm thấy trong tự nhiên, chỉ có khoảng 25 mẫu khoáng vật này được tìm thấy trên toàn thế giới.

(Ảnh: topminerals.cz)

Một số kim loại thường bị lẫn vào khoáng chất này, đặc biệt là sắt làm cho khoáng vật nào có màu nâu đỏ giống màu của Topaz.Painite được xem là loại đá hiếm nhất trên hành tinh. Loại đá này có từ màu hồng đậm đến nâu nhưng sẽ có màu sắc khác nhau khi nhìn từ các góc đọ khác nhau.

Chính từ sự khan hiếm mà giá thành của Painit rất cao, từ 60.000 – 120.000 USD/g.

6. Californium – 27 triệu USD/g

Californium là một đồng vị phóng xạ kim loại hiếm, một nguồn bức xạ neutron mạnh mẽ và là chất phóng xạ cực mạnh, thường được sử dụng trong các ứng dụng thuộc ngành y tế như chụp X-quang, điều trị ung thư hoặc khởi động lò phản ứng hạt nhân.

(Ảnh: Steemit)

Ngoài ra Califorium có thể xác định vị trí quặng vàng và bạc thông qua một quá trình gọi là kích hoạt neutron. Khi sử dụng đồng hồ đo độ ẩm neutron, nó có thể phát hiện nồng độ dầu và nước trong các giếng dầu.

Vì là một đồng vị phóng xạ hiếm nên giá của Califorium thuộc vào hàng “xa xỉ”, khoảng 27 triệu USD/g. Tuy có ứng dụng nhiều trong công nghiệp nhưng Califorium vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người, nó không gây hại cho gen di truyền của con người mà còn ảnh hưởng tới của tất cả các sinh vật sống, gây ra bệnh ung thư, tổn thương hệ thống miễn dịch, bệnh bạch cầu, dị tật.

7. Phản vật chất – 62,5 nghìn tỷ USD/g

Dẫn đầu danh sách những vật chất đắt đỏ nhất hiện nay là phản vật chất.

Phản vật chất ( Antimatter) là khái niệm trong vật lý, được cấu tạo từ những phản hạt cơ bản như phản hạt electron, phản hạt nơtron,… Theo lý thuyết, nếu phản vật chất gặp vật chất thì sẽ nổ tung.

(Ảnh: Zcomity)

Phản vật chất là thứ đối nghịch với vật chất mà chúng ta biết hiện nay, nó cực kỳ hiếm và không tồn tại trong tự nhiên. Theo các nhà vật lý, mỗi hạt vật chất đều có một hạt trái ngược với nó hay còn gọi là phản hạt, năng lượng từ phản ứng phản hạt lớn gấp 10 tỷ lần năng lượng từ một phản ứng cháy hóa học của hai hạt có khối lượng tương đương.

Vì nó cực kỳ hiếm trong tự nhiên nên giá thành của nó mới ở ngưỡng “trên trời”. Khoảng một phần tỷ gram phản hạt được sản xuất mỗi năm với giá 80 triệu USD và đây là lý do khiến giá của nó là 62,5 nghìn tỷ USD/g.

Các nhà khoa học ước tính chỉ cần 1 g phản vật chất cũng đủ làm nhiên liệu dành các tàu con thoi, nó có thể giúp rút ngắn thời gian di chyển cả đi và về giữa sao Hỏa và Trái đất từ 2 năm xuống vài tuần.

Sơn Tùng

Exit mobile version