Đại Kỷ Nguyên

Ấn Độ có thể đã xây trung tâm nghiên cứu vũ trụ từ 1.200 năm trước?

Ấn Độ có thể đã xây trung tâm nghiên cứu vũ trụ từ 1.200 năm trước?

Ảnh: ĐKN

Những hình chạm khắc trên một đền thờ đá thuộc quần thể kiến trúc Mahabalipuram ở Ấn Độ từ thế kỷ 7-8 SCN khiến các nhà khảo cổ không khỏi băn khoăn liệu đây có phải là một trung tâm nghiên cứu không gian vũ trụ cổ đại?

Khu quần thể kiến trúc Mahabalipuram là một tổ hợp các di tích trên bờ biển Coromandel ở Vịnh Bengal, huyện Kancheepuram, gần thành phố Chennai, bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Quần thể có khoảng 40 khu vực bảo tồn, trong đó có bức phù điêu ngoài trời lớn nhất thế giới. Quần thể kiến trúc ở Mahabalipuram đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1984.

Quần thể kiến trúc Mahabalipuram, Ấn Độ. (Ảnh: Wikipedia)

Tại đây người ta đã tìm thấy rất nhiều các phát hiện có giá trị và độc đáo nhất, trong số đó chắc chắn phải kể đến một đền thờ với các hình chạm khắc mô phỏng những thứ dường như thuộc về thế giới hiện đại khiến người ta không khỏi kinh ngạc.

Đầu tiên, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh một tên lửa không gian được chạm khắc ngay tại trung tâm phía trên của đền thờ. Nó thực sự giống một quả tên lửa hơn là một hình trang trí tôn giáo nào đó.

Hình chạm khắc khiến nhiều người liên tưởng đến một tên lửa vũ trụ tại trung tâm mặt trước ngôi đền. (Ảnh: Phenomenalplace.com)

Hình khắc mô phỏng tên lửa này có phần đáy rộng và phần đỉnh thuôn nhọn với cấu trúc khí động lực học phù hợp, nằm trên phần chóp đỉnh phía trên của đền thờ. Trông nó khá giống với các tên lửa ngày nay, chẳng hạn như mẫu tên lửa Saturn V đưa người Mỹ lên Mặt Trăng.

Thật kỳ lạ khi nó lại được chạm khắc từ 1.200 năm trước, mà theo hiểu biết ngày nay tàu vũ trụ tên lửa đẩy mới chỉ được phóng lên không gian lần đầu tiên vào năm 1957.

Tên lửa Saturn V của NASA. (Ảnh: dantri)

Thú vị hơn, khi quan sát công trình này từ phía dưới lên, chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều cấu trúc khí động lực học, có lẽ là các thiết bị phản lực để đẩy con tàu này vào không gian. Chẳng hạn, dọc quanh tòa tháp đá, có thể nhìn thấy rất nhiều bức tượng điêu khắc đá đặc thù mô tả cảnh tượng “Sư tử thét ra lửa”.

4 bức tượng điêu khắc đá đặc thù mô tả cảnh tượng “Sư tử thét ra lửa”. (Ảnh: Phenomenalplace.com)

Cần phải nhấn mạnh rằng, những con sư tử này không giống với Yali, loài sinh vật huyền thoại trong Hindu giáo, như có thể quan sát trong các điện thờ như Đền thờ Madurai Meenakshi. Tại sao lại có nhiều khuôn mặt sư tử đến vậy và tại sao chúng đều thét ra lửa? Nếu trên thực tế chúng thét ra lửa, thì tại sao lửa lại phóng xuống, thay vì phóng lên trên?

Khuôn mặt của con sư tử đá giống như hai phi hành gia trong trang phục vũ trụ đang nhìn nhau. (Ảnh: Phenomenalplace.com)

Để lý giải cho điều này, trước hết bạn hãy thử bỏ qua các đốm lửa và hướng sự chú ý vào khuôn mặt con sư tử. Đây có phải là khuôn mặt của con sư tử không, hay là hai người đội mũ bảo hiểm có kính che mặt đang hướng vào nhau – giống với các phi hành gia hiện đại.

Nếu khuôn mặt con sư tử chính là khuôn mặt các phi hành gia, thì phải chăng toàn thể cấu trúc “Sư tử thét ra lửa” này chính là hình mô phỏng 4 phi thuyền vũ trụ gắn động cơ phản lực đang nhả khói khởi hành, mỗi phi thuyền mang theo 2 phi hành gia?

Đây phải chăng chính là 4 con tàu vũ trụ gắn động cơ phản lực đang nhả khói để bay lên. (Ảnh: Phenomenalplace.com)
Phải chăng hình khắc tại đền thờ đã miêu tả thứ giống với tàu vũ trụ hiện đại gắn động cơ phản lực đang nhả khói lửa để bay lên? Ảnh: quotemaster.org

Tiếp nữa, phía trên hình chạm tên lửa là một bức phù điêu hình người. Hình chạm khắc này có 3 ăng ten gắn trên đầu. Hình người này được đặt trên cùng, phải chăng là là để miêu tả phi hành gia thời cổ đại đang bay lên không gian?

Trên đỉnh tòa tháp là hình chạm khắc một phi hành gia cổ đại với 3 ăng ten gắn trên đầu. (Ảnh: Phenomenalplace.com)

Từ một khía cạnh khác, nếu để ý kỹ chúng ta có thể nhận ra rằng mặc dù công trình này nằm trong tổ hợp quần thể kiến trúc “đền đài” mahabalipuram, nhưng có các yếu tố cho thấy nó không thực sự giống với một đền thờ mà có vẻ giống với một thứ tương tự trạm không gian vũ trụ NASA.

Bằng chứng đầu tiên củng cố cho điều này là rất nhiều bức điêu khắc miêu tả các khuôn mặt khác nhau bọc trong một cái khung tròn.

Những khuôn mặt được chạm khắc trong vòng tròn. (Ảnh: Phenomenalplace.com)

Những khuôn mặt này không hề giống với các vị thần Hindu (Ấn Độ giáo), mà khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh những phi hành gia nhìn ra bên ngoài không gian vũ trụ bao la thông qua ô cửa kính tròn trên tàu vũ trụ.

Một phi hành gia đang nhìn ra ngoài ô cửa kính trên trạm vũ trụ. Đây phải chăng chính là điều được miêu tả trên hình điêu khắc tại đền thờ. (Ảnh: NASA)

Đền thờ này được coi là một đền thờ hang động, nhưng người ta lại tìm thấy trong đền một bức tượng thần Voi 8 chân. Đây là điều rất kỳ lạ vì không có một đền thờ hang động nào khác trong khu vực có một bức tượng thần chính yếu (gọi là moolavar – tượng vị thần chủ yếu duy nhất) như tại đền thờ này. Đây là một điểm khác chứng minh đây không phải là một đền thờ.

Bức tượng thần Voi này có thể không có chỉ mới được đưa vào trong ngôi đền trong khoảng 50 năm trở lại đây. (Ảnh: Phenomenalplace.com)

Thực tế, bức tượng này mới chỉ được đặt bên trong “đền thờ” trong chưa đầy 50 năm, với niềm tin điều này sẽ giúp ngăn chặn hành vi phá hoại đền thờ, là để ngăn chặn những kể cố tình phá hoại các bức chạm khắc. Đây là một tập tục phổ biến ở Ấn Độ. Thực ra, không ai biết rõ lúc ban đầu bên trong “đền thờ” này có cái gì.

Trên thực tế, công trình này nói riêng và ngay cả quần thể Mahabalipuram nói chung rất có thể đều không phải được xây phục vụ mục đích tôn giáo. Để hiểu rõ hơn điểm này, có thể quan sát căn hầm khác ở tòa tháp bên cạnh.

Một căn hầm không có vết chạm khắc hay dấu tích của bất kỳ bức tượng nào, chỉ có một bệ đá được xây bồi lên. (Ảnh: Phenomenalplace.com)

Ở đó có gì? Không có gì cả! Không có bức chạm khắc nào, không có bất kỳ dấu hiệu nào của các bức tượng từng được đặt ở đó. Chỉ là những tấm đá phẳng mà thôi. Liệu có gì có thể ở đó vào 1.200 năm trước? Phải chăng nó được sử dụng để thí nghiệm chất nổ hay chất phóng xạ? Đây là một khả năng đáng cân nhắc, bởi quần thể hang động cắt đá sẽ bảo vệ và giúp người khác không bị thương. Nếu gắn một cái cửa sắt kín khí vào lối vào, thì căn phòng này sẽ thích hợp để tiến hành rất nhiều thí nghiệm khoa học.

Điều này nói ra nghe có vẻ khó tin, nhưng nó là hoàn toàn có thể xảy ra. Nền khoa học công nghệ của người Ấn Độ cổ phát triển hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ.

Thiết bị bay hiện đại Vimana xuất hiện trong kinh Vệ Đà từ 6000 năm trước (Ảnh: thetruthrevolution.net)

Tại hội thảo danh tiếng của Đại hội Khoa học Ấn Độ lần thứ 102 tại Mumbai, các nhà khoa học đã giới thiệu một tài liệu gây sốc khi khẳng định rằng ngành hàng không và những chuyến bay vũ trụ tiên tiến đã được người Ấn Độ cổ làm chủ từ ít nhất 6000 năm trước so với chuyến bay của anh em nhà Wright vào năm 1903. Thiết bị bay tên gọi Vimana này được mô tả là có thể bay quặt lại sau và sang bên, chúng có thể thực hiện các chuyến bay giữa các quốc gia, giữa các châu lục và giữa các hành tinh.

Ts. Krishna Murty đã nghiên cứu kĩ văn tự cổ Vedas và các văn tự cổ khác để tìm hiểu về hàng không, tàu vũ trụ, máy bay, phi hành gia cổ đại,… Từ đó ông phát biểu: “Nghiên cứu từ các văn bản tiếng Phạn cổ đã thuyết phục tôi tin rằng người Ấn Độ cổ đại đã biết về bí mật của việc chế tạo phi thuyền cũng như những thiết bị bay đã được vẽ theo kiểu phi thuyền đến từ hành tinh khác”.

Mô tả cách thức hoạt động của tàu bay Vimana:

Một điều đáng chú ý khác là vài năm trước đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện một vài văn tự cổ tiếng Phạn có niên đại hàng ngàn năm tại thành phố Lhasa, Tây Tạng. Chúng sau đó đã được gửi đến dịch tại trường Đại học Chandigarh, Ấn độ. Kết quả thật bất ngờ, theo Ts. Ruth Reyna người đã dịch các văn tự, thì đây là “bản thiết kế” cho việc xây dựng các phi thuyền không gian để di chuyển giữa các vì sao.

Nhận thức của con người đối với khoa học, lịch sử luôn luôn biến đổi. Nếu chúng ta có thể xóa bỏ các quan niệm cố hữu, thử tiếp cận lịch sử của các nền văn minh cổ đại từ góc độ khác, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng các nền văn minh cổ đại không hề thô sơ lạc hậu. Họ đã sử dụng rất nhiều những công nghệ tiên tiến và phức tạp không thua kém gì con người chúng ta ngày nay.

Hoài Anh

Exit mobile version