Ánh sáng mặt trời chiếu sáng trên các hành tinh khác khác với Trái đất như thế nào? Hãy tham khảo những hình ảnh minh họa của Ron Miller nhé.

Ron Miller là một họa sĩ minh họa chuyên về đề tài khoa học, đặc biệt là không gian và thiên văn học. Tác phẩm của ông thường xuyên xuất hiện trong các ấn phẩm quốc gia và quốc tế như: Thiên văn học, Science et Vie Jr., Focus, Geo and Scientific American… cũng như trong hơn 50 cuốn sách đoạt giải thưởng của riêng mình. Ông cũng đã vẽ hàng trăm bìa minh họa cho các cuốn sách khoa học viễn tưởng và tiểu thuyết giả tưởng. Ông đã tạo nên những hình ảnh sống động miêu tả ánh sáng mặt trời chiếu sáng trên các hành tinh khác.

1. Ánh sáng mặt trời trên sao Thủy.

anh1

Sao Thủy cách Mặt trời 60 triệu km. Khoảng cách đó bằng 30% khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Vì vậy, Mặt trời trên sao Thủy nhìn to và luôn sáng hơn trên Trái đất gấp 3 lần.

2. Ánh sáng mặt trời trên sao Kim.

anh2

Sao Kim cách Mặt trời gần 108 triệu km. Khoảng cách này bằng 72% khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Ngoài ra, sao Kim bị bao phủ bởi những đám mây khí dày đặc, vì vậy, ánh sáng Mặt trời trên Sao Kim luôn mờ mờ ảo ảo như ánh mặt trời ở Trái đất trong những mây đen bao phủ.

3. Ánh sáng Mặt trời trên Hỏa Tinh.

anh3

Mặt Trời nhìn từ Europa, một trong những mặt trăng của sao Mộc. Mà sao Mộc lại cách Mặt trời khoảng 779 triệu km, gấp 5,2 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Ánh sáng Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển dày đặc của hành tinh, tạo thành vòng nhẫn màu đỏ sậm bao quanh sao Mộc.

4. Ánh sáng Mặt trời trên sao Thổ.

anh4

Sao Thổ là hành tinh nổi tiếng nhất trong Hệ mặt trời. Sao Thổ cách mặt trời 1,5 nghìn tỷ km (gấp 9,5 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời). Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời trên ngôi sao này lại tỏa sáng rực rỡ vì bầu khí quyển sao Thổ có nhiều tinh thể nước và khí, khi ánh sáng mặt trời xuyên tạo ra ảo ảnh quang học tuyệt vời như hào quang và Mặt trời giả.

5. Ánh sáng mặt trời trên sao Thiên Vương.

anh5

Mặt trời nhìn từ Ariel, một trong những mặt trăng của sao Thiên Vương, có ánh sáng lạnh lùng nhưng vô cùng tuyệt đẹp. Ánh sáng mặt trời hầu như không vươn tới sao Thiên Vương vì khoảng cách giữa nó và Mặt trời gần 2,8 tỉ km, tức là gấp 19 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.

6. Ánh sáng Mặt trời trên sao Hải vương.

anh6

Mặt trời nhìn từ Triton, một trong những Mặt trăng của sao Hải Vương. Khoảng cách trung bình giữa sao Hải Vương và Mặt trời là 4,5 tỷ km. Do quá cách xa Mặt trời nên lớp khí quyển ngoài cùng của sao Hải Vương là một trong những nơi lạnh nhất trong Hệ Mặt trời. Ánh mặt trời trên sao Hải Vương cũng chỉ lờ mờ và còn bị che phủ bởi khí và bụi phun ra từ những mạch ngầm trong lòng Triton.

7. Ánh sáng Mặt trời sao Diêm vương.

anh7

Mặc dù sao Diêm Vương không còn được coi là hành tinh, còn khoảng cách giữa nó và Mặt trời là 6 nghìn tỉ km (gấp 40 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời). Ánh sáng mặt trời trên sao Diêm Vương mờ hơn trên Trái đất 1600 lần. Tuy nhiên, ánh sáng đó vẫn sáng hơn 250 lần so với ánh sáng của Mặt trăng trong đêm trăng tròn trên Trái đất.

Theo ohaytv

Xem thêm: