Các trận đại hồng thủy không chỉ xảy ra một lần mà được lặp lại có chu kì như mô tả trong các văn tự cổ và thần thoại cổ về các trận đại hồng thủy khác nhau từng xảy ra trước Đại Hồng thủy Noah trong Kinh Thánh.
Đại hồng thủy là đại thảm họa khủng khiếp được nhắc đến trong truyền thuyết của nhiều tôn giáo và nhiều dân tộc trên thế giới. Nó được miêu tả là một trận lụt cực lớn và là sự trừng phạt của Thiên Chúa do sự suy đồi đạo đức, thoái hóa biến chất của loài người.
Trận đại hồng thủy được nhiều người biết đến nhất là đại hồng thủy Noah miêu tả trong chương 7 và 8 của Sách Sáng thế như sự trừng phạt của Thiên Chúa vì sự suy đồi đạo đức của loài người. Nước dâng lên cao hơn cả những đỉnh núi cao nhất, vào ngày 17 tháng 2, mưa 40 ngày đêm và nước dâng lên liên tục trong 157 ngày. Sau đại hồng thủy, chỉ có gia đình Nô-ê còn sống sót cùng các loài vật mỗi giống một cặp đôi, trên con thuyền Nô-ê.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gần đây phát hiện ra dấu vết của các trận hồng thủy khổng lồ khác cho thấy đây là một hiện tượng có tính chu kỳ.
Trận Đại hồng thủy Noah (Nguồn: Youtube)
1.Trận hồng thủy Lưỡng Hà trên phiến đất sét cổ của người Sumer
Các phiến đất sét cổ của người Sumer được tìm thấy vào thế kỉ 19 đã được phiên dịch thành công, tiết lộ mô tả về trận hồng thủy Lưỡng Hà. Phiến đất sét có tên gọi Nippur được xem là hồ sơ lâu đời nhất của người Sumer về trận lũ lụt lịch sử cũng như sự sáng tạo loài người và các động vật trên Trái Đất. Trên đó, người ta còn tìm thấy danh sách tên các thành phố trước thời Hồng Thủy và tên các vị vua tương ứng.
Bổ sung cho bằng chứng này là các thần thoại cổ xưa ở vùng Lưỡng Hà, kể về trận hồng thủy liên quan đến sử thi của Ziusudra, Gilgamesh, và Atrahasis.
Phiến đất sét Deluge, thuật lại sử thi về Ziusudra rằng sau khi biết được Thần sắp sửa hủy diệt loài người bằng trận đại hồng thủy, ông đã đóng một con thuyền lớn mà cuối cùng đã cứu sống ông trong cơn nước dâng.
Còn một tác phẩm nổi tiếng nữa là Danh sách các vị vua Sumer. Đây là một bản thảo cổ liệt kê các vị vua của Sumer (miền Nam Iraq cổ đại) từ các triều đại Sumer và láng giềng, thời gian trị vì của họ, và vị trí của vương quyền “chính thức”. Theo đó lịch sử được phân chia thành hai giai đoạn là trước và sau thời hồng thủy.
Ngoài ra, nó còn cho thấy Eridu là thành phố đầu tiên trên Trái Đất như thế nào. Thần thoại của người Sumer cũng nhắc đến Eridu là một trong năm thành phố cổ được xây dựng trước thời Đại Hồng Thủy.
Danh sách các vị vua Sumer ghi chép rằng:
“Sau khi vương quyền truyền xuống từ thiên thượng, vương quyền định tại Eridug. Nơi Eridug ấy, Alulim lên ngôi vua; ông trị vì trong 28 800 năm. Alaljar trị vì trong 36 000 năm. Hai vị vua, họ trị vì trong 64 800 năm. Rồi Eridug suy tàn và vương quyền chuyển sang Bad-tibira. Tại Bad-tibira, En-men-lu-ana cai trị trong 43 200 năm. En-men-gal-ana vị trì 28 800 năm. Dumuzid, thần của người chăn cừu, vị trì 36 000 năm. Ba vị vua, họ trị vì trong 108 000 năm… Rồi trận lũ lụt quét qua.”
Sau trận Đại Hồng thủy, Kish được nhắc đến là thành phố đầu tiên của Thần.
“Sau khi trận lũ quét qua, và vương quyền truyền xuống từ thiên thượng, vương quyền định tại Kish.” Tổng cộng 20 vị vua trị vì trong 16 480 năm, tạo nên triều đại thứ nhất của Kish.
Vương quyền được cho là do các vị Thần truyền lại, điều này có thể giải thích vì sao các vị vua trị vì trên Trái Đất trong thời gian rất dài.
2.Câu chuyện về đại hồng thủy ở Aztec
Tại Aztecs cổ xưa, từng có một trận hồng thủy lớn quét qua xóa sổ đi mọi thứ. Thần thoại cổ kể rằng:
“Trước khi trận đại hồng thủy diễn ra vào 4800 năm sau tính từ khi sáng tạo ra thế giới, quốc gia Anahuac là nơi người khổng lồ cư ngụ, tất cả người hoặc bị chết trong trận lụt hoặc bị biến thành cá, trừ bảy người trốn vào trong hang động. Khi mực nước hạ xuống, một trong số những người khổng lồ này, Xelhua vĩ đại, có biệt danh là ‘Kiến trúc sư,’ đã đi đến Cholula, nơi giống như tượng đài của Tlaloc (Thần mưa) dùng làm chỗ nương náu cho ông và sáu đồng bào, ông xây dựng một ngọn đồi nhân tạo có dạng kim tự tháp…”
3.Trận hồng thủy Unu Pachakuti
Theo thần thoại người Inca, Unu Pachakuti là trận hồng thủy mà thần Viracocha – một trong những vị thần nổi bật nhất trên đỉnh Andes tạo ra để hủy diệt con người ở gần hồ Titicaca. Người ta kể rằng trận đại hồng thủy kéo dài trong 60 ngày và 60 đêm.
Trước khi tạo ra loài người, thần Viracocha đã tạo ra chủng người khổng lồ mà từng cư ngụ trên Trái Đất, nhưng ông hủy diệt họ trong trận lũ lụt bởi vì đạo đức của họ đã trở nên bại hoại và phóng túng. Những người khổng lồ, cuối cùng, hóa thành đá.
Thần Viracocha quyết định chỉ cứu hai người trong trận đại hồng thủy, ban cho con người một khởi đầu mới, và mang đến ‘nền văn minh’ cho phần còn lại của thế giới.
Bài học cho con người hiện đại
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà những nhà truyền giáo từ cổ chí kim đều kể lại rằng: họ đã rất kinh ngạc khi khám phá ra là nhiều dân tộc từ rất rất lâu đã truyền từ đời này sang đời khác “truyền thuyết” về những trận lũ lụt khủng khiếp trên quy mô toàn cầu. H.S. Bellamy trong tác phẩm “Những Mặt trăng, Thần thoại và Con người” ước tính có gần 600 “huyền thoại” về Đại hồng thủy trên toàn thế giới. Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylonia, Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, châu Mỹ, xứ Wales, Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia, vv…cũng đều có các phiên bản riêng của họ. Đây rõ ràng là sự an bài hữu ý của Thần để con người các dân tộc lấy đó làm bài học cảnh tỉnh.
Tuy nhiên, trải qua năm tháng đằng đẵng, con người dần quên đi nguồn gốc, quên đi những bài học và quy phạm đạo đức cần có của mình. Con người ngày nay vô cùng phức tạp, họ hoàn toàn phóng túng đạo đức bản thân và làm những điều bất hảo nhất. Con người đã không còn xứng đáng là con người nữa, nhìn từ trong vũ trụ xa xôi, Trái Đất chẳng khác gì một quả táo đã thối rữa. Thối rữa rồi thì tất yếu cần hủy đi, không thể nó ô nhiễm vũ trụ. Do vậy, với tính chu kỳ của mình, một thiên thạch lao xuống địa cầu hay một trận hồng thủy khổng lồ hoàn toàn có thể xuất hiện trở lại. Trong quá khứ, đã có nhiều nền văn minh xuất hiện và bị tiêu hủy đi như thế.
Mặc dù vậy, Thần Phật là từ bi, trước khi kiếp nạn ập đến, họ sẽ cảnh tỉnh con người thông qua các phương thức truyền tải gián tiếp để báo cho người đời biết về tai họa sắp ập đến, chỉ là người đời quá mê muội nên không ngộ ra mà thôi.
Ngự Yên