Đại Kỷ Nguyên

Bí ẩn Atlantis và nền văn minh Maya (P1)

(Ảnh: pixshark)

Nói đến nền văn minh Maya người ta thường nghĩ ngay đến 2012 và các kim tự tháp Maya. Thực ra những điều kỳ lạ của nền văn minh bí ẩn này không chỉ có như vậy.

Vùng có màu đỏ là ranh giới của văn minh Maya, ngày nay thuộc chủ yếu Guatemala và Mexico, thuộc Trung Mỹ. Vùng bên trong biên giới màu đen là phạm vi của các nền văn hóa Trung Mỹ thời cổ đại.

Hầu hết các dân tộc bản địa như người Maya, người Kogi, người Aztec, người Inca… đều có những câu chuyện kể rằng họ là con cháu của một nền văn minh một thời phát triển rực rỡ nhưng đã bị diệt vong từ nhiều ngàn năm trước.

Một số bản đồ cổ từ nhiều thế kỷ trước đã đề cập Nam và Trung Mỹ là Atlantis, nhưng về sau tên Atlantis đã bị loại bỏ và thay bằng tên mới là “America” vì những nguyên do bí ẩn. Trên hình là Bản đồ “Đảo Atlantis” của nhà bản đồ học người Pháp Guillermo Sanson vẽ năm 1661, chỉ rõ Nam Mỹ chính là Atlantis

Trong thực tế, các nhà khảo cổ đã cho thấy rằng khu vực này tập trung rất nhiều tàn tích phi thường, trong đó phải kể đến thành phố chìm 800m dưới đáy biển Cuba. 

Một số hình ảnh về các công trình kiến trúc Maya:

Tàn tích tại Guatemala

Tàn tích này được người đời sau đặt tên “Kim tự tháp phù thủy” bởi không ai biết tên nguyên thủy của nó, giống như tuyệt đại đa số các tàn tích Maya khác. Ngay cả tên các thành phố cũng là do người thời sau đặt ra

Tàn tích Maya tại Tikal, Mexico

Uxmal, phía tây Yucatan, Mexico

Uxmal, Yucatan, Mexico

Becan là một thành phố lớn trên bán đảo Yucatan

Calakmul đã từng là một thành phố lớn

Kim tự tháp tại Chichen Itza

Hình ảnh phục chế của tàn tích Chunchucmil

Những mất mát không thể phục hồi

Vào năm 1521, người Tây Ban Nha xâm lăng vùng đất của người Maya, nhưng thành phố hoang vắng không một bóng người, người Maya đã bỏ lại thành phố đi đâu không ai biết từ trước đó mấy trăm năm, vào thế kỷ 9 và 10. Những kẻ Thập tự chinh Tây Ban Nha và nhất là giám mục Diego de Landa đã hủy rất nhiều văn tự, đốt tất cả các bản chép tay tìm thấy, phá hủy rất nhiều di sản văn hóa và khoa học của người Maya.

Chỉ có 3 bản chép tay còn giữ được đến ngày nay, được giữ tại 3 nơi khác nhau là Madrid (Tây Ban Nha), Dresden (Đức), và Paris (Pháp). Thực ra còn một vài trang sót lại từ quyển sách thứ 4, gọi là bản chép tay Grolier. Phần lớn cuốn sách thứ 4 ấy, cùng một số mảnh vữa hình chữ nhật có hình ảnh và chữ viết bằng sơn bên trên vốn trước kia đã từng là những bản chép tay khác, đều đã bị hủy hoại trầm trọng và không thể đọc được nữa. Tuy nhiên, chỉ vài cuốn sách còn lại đó thôi cũng đã khiến cả nhân loại phải kinh ngạc, bởi chúng chứng tỏ tri thức của người Maya là rất cao cấp.

Việc giải mã và khôi phục những kiến thức đã mất của người Maya là một công việc gian khổ kéo dài, nhưng ít hiệu quả, bởi những thứ đã bị hủy hoại năm xưa là không thể phục hồi.

Nói về sự hiếm hoi của các văn bản Maya còn lại, nhà ngôn ngữ học và văn khắc học, giáo sư tiến sỹ Michael Douglas Coe thuộc trường Đại học Yale từng phát biểu:

“Kiến thức của chúng ta về Maya cổ đại chỉ là một mảnh nhỏ của toàn thể bức tranh, bởi vì trong số hàng ngàn cuốn sách về đủ các tri thức và lễ nghi của họ được ghi lại, chỉ có 4 cuốn sót lại đến thời nay”.
(Michael D. Coe, Người Maya, London: Thames và Hudson, ấn bản thứ 4, 1987, trang 161)

Hầu hết các văn bản của người Maya hiện vẫn tồn tại là các văn bản nằm trên bia đá và các chữ khắc trên đá khác vốn đã bị bỏ rơi từ trước khi người Tây Ban Nha xâm chiếm. Rất nhiều chữ tượng hình của người Maya được tìm thấy trên đồ gốm dùng trong tang lễ, hầu hết mô tả về cuộc sống ở kiếp sau.

San Bartolo là một tàn tích xa xôi trong rừng nhiệt đới Guatemala

Các tác phẩm nghệ thuật Maya cho thấy việc viết chữ là sử dụng bút lông từ lông và ống lông của động vật. Các văn bản dạng bản chép tay thường dùng mực đen và đỏ.

Người Maya và những chiếc bánh xe

Họ có những con đường được xây dựng hoàn chỉnh, nhưng người ta không tìm thấy dấu vết các phương tiện đi lại của họ. Nhưng chắc chắn là họ biết cách sử dụng bánh xe, vì người đời sau phát hiện bánh xe trong những “đồ chơi trẻ em” của họ, trái ngược với những điều mà giới khảo cổ học chủ lưu vẫn tuyên truyền.


Văn hóa tu luyện của tổ tiên người Maya

Người ta đã phát hiện ra những bức tượng như thế này tại một số tàn tích Maya:

Tượng người đàn ông trong tư thế thủ ấn của một môn tu luyện bí ẩn, trên trán in dấu con mắt thứ 3

Lịch pháp Maya

Người Maya có nhiều loại lịch, họ ghi chép và tính toán chính xác các chu kỳ thiên nhiên và có các biện pháp để đối phó phù hợp. Họ tạo ra những chiếc “đồng hồ” các dạng để xác định thời gian.

Phương pháp ghi số của người Maya:

Đơn vị thời gian Số ngày tương ứng
Kin 1
Unial 20
Tun 360
Katun 7200
Baktun 144000

Căn cứ vào sự tính toán của Eric S. Thomson, 0.0.0.0.0. của người Maya tương ứng với ngày 11 tháng 8 năm 3114 trước Công nguyên.

Thí dụ: 6.19.19.0.0 tương đương 6 Baktun, 19 Katun, 19 Tun, 0 Unial, 0 Kin, tính toán ra là bằng 6 x 144000 + 19 x 7200 + 19 x 360 = 1007640 ngày.

13.0.0.0.0 = 13 x 144000 = 1872000 ngày, tính ra là 5125,26 năm. Đó là ngày thứ 584.283 của lịch Julian. Nếu tính toán của Eric đúng, thì 13.0.0.0.0 sẽ tương ứng với ngày 23 tháng 12 năm 2012.

Một loại lịch nữa là lịch Trái Đất. Người Maya tính ra mỗi tháng có 20 ngày, mỗi năm có 18 tháng cộng thêm mỗi năm có 5 ngày kiêng kỵ không đưa vào tháng nào. Nhờ vậy số ngày thực chất trong một năm là 365 ngày. Số đó vừa vặn trùng hợp với kiến thức của chúng ta ngày nay.

Giới thiên văn và khoa học cho đến nay vẫn đau đầu không hiểu bằng cách gì người Maya tính vô cùng chính xác năm mặt trời dài 365,2420 ngày, trong khi các tính toán hiện đại là 365,2422 ngày, sai số vô cùng nhỏ. Theo các nhà thiên văn, nếu chỉ bằng tính toán qua quan sát thiên văn mà không dùng máy móc hiện đại, thì người Maya cần phải tiến hành quan sát chuyển động của các thiên thể trong suốt 10.000 năm.

Theo tin180

Xem thêm: 

Exit mobile version