Con người chết rồi có phải thực sự là tất cả đều hết không? Có phải thực sự không còn hoạt động ý thức? Đây là trọng điểm nghiên cứu về linh hồn. Các nhà khoa học thông qua nghiên cứu “Trải nghiệm cận tử” đã phần nào hé mở được sự tồn tại của linh hồn.

“Trải nghiệm cận tử” tồn tại phổ biến ở rất nhiều quốc gia, dân tộc. Năm 1987, ở Barcelona Tây Ban Nha, Chavi Ayia, một công nhân thanh niên 24 tuổi, không may bị thùng lớn có lắp thiết bị máy móc ép bị thương, trở thành “người thực vật” hôn mê bất tỉnh.

Một ngày tháng 3 năm 1990, Ayia đột nhiên tỉnh lại. Anh kể lại cho mọi người kỳ ngộ trong khi ngủ dài bất tỉnh:

“Tôi trở lại là một đứa trẻ, được người dì đã mất của tôi dẫn đi. Dì dẫn tôi đi, đi qua một đường hầm sáng rực, đó là đường hầm thông tới một thế giới khác.

Dì nói với tôi rằng: “Con muốn tìm sự bình lặng vĩnh hằng, ở một thế giới khác thì có thể tìm được”. Tôi dùng tay che hai mắt, nhưng dì Maria nhẹ nhàng kéo tay tôi quay lại”. Sau hơn 10 phút, Ayia lại chìm vào giấc ngủ dài bất tỉnh.

Bí ẩn chưa có lời giải: Tìm hiểu linh hồn (P1)
Ảnh: DKN

Hemingway, nhà văn Mỹ, người giành được giải Nobel văn học, năm ông 19 tuổi đã trải qua thể nghiệm “linh hồn ly thể”. Khi đó ông phục vị trong đội xe cứu hộ ở mặt trận Italy, một trái đạn đã trúng vào hai đùi Hemingway, khiến ông bị trọng thương.

Sau này, ông nói với người bạn Guy Kiko rằng: “Tôi cảm thấy linh hồn mình bước ra khỏi thân thể, giống như nắm một góc khăn mùi xoa lôi ra khỏi túi áo. Khăn mùi xoa bay khắp nơi, cuối cùng trở về chỗ cũ, chui vào túi áo”.

Bí ẩn chưa có lời giải: Tìm hiểu linh hồn (P1)
Nhà văn đoạt giải Nobel người Mỹ Ernest Hemingway. Ảnh: time.com

Ngoài Hemingway ra, nhà thơ vĩ đại của Đức Goethe, nhà văn hiện thực phê phán ưu tú nhất nước Pháp Maupassant, nhà văn nổi tiếng thế kỷ 19 của Nga Dostoyevsky, nhà văn nổi tiếng nước Mỹ Allan Poe, nhà văn nổi tiếng nước Anh David Herbert Lawrence v.v., đều có những trải nghiệm tương tự.

Bí ẩn chưa có lời giải: Tìm hiểu linh hồn (P1)
Nhà văn Nga Dostoyevsky (trái) và nhà thơ vĩ đại của Đức Goethe (phải) là 2 trong số rất nhiều thi sĩ nổi tiếng từng có trải nghiệm cận tử. Ảnh: ĐKN

Theo soundofhope
Kiến Thiện biên dịch