Khi nghe nói về phát quang sinh học, bạn hình dung đó có thể là các sinh vật sống ở tầng sâu dưới nước như loài cá sử dụng hàng triệu vi khuẩn để phát sáng, nhằm chiếu sáng để thu hút con mồi. Còn con người thì sao?
Theo một nghiên cứu do các nhà khoa học Nhật Bản tiến hành năm 2009, con người cũng phát ra một ánh sáng nhìn thấy được (phát quang sinh học), nhưng rất yếu để nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường. Một số trường hợp đặc biệt thì ánh sáng mạnh hơn, có phát ra các màu sắc đẹp hơn.
“Cơ thể con người phát sáng“, là nhận định của nhóm nghiên cứu Đại học Northeastern khi công bố phát hiện của nhóm trên một tạp chí được nhà sách Science xuất bản. “Cơ thể phát ra ánh sáng với cường độ nhỏ hơn 1.000 lần so với cường độ ánh sáng mà mắt ta cảm nhận được”.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi 5 nam giới khi sử dụng một máy ảnh siêu nhạy cảm trong một căn phòng sáng lờ mờ, kéo dài 20 phút trong mỗi ba tiếng đồng hồ và trong ba ngày (theo dõi cả khi họ ngủ).
Họ phát hiện những người tham gia phát ra một “ánh sáng” vào ban ngày, đạt đỉnh điểm vào buổi chiều và phát sáng tập trung chủ yếu ở trán, cổ và má.
Đây không phải là bức xạ hồng ngoại do nhiệt, trái với những gì mà hình ảnh có thể gợi lên. Phát sáng này đến từ các photon (hạt ánh sáng) chứ không phải là nhiệt.
Tại sao những người tu luyện thiền định lâu năm có thể phát ánh hào quang?
Trong các nghiên cứu của môn vật lý cao năng lượng, các nhà khoa học có nhìn nhận rằng năng lượng chính là các hạt vi tế hơn như neutron, nguyên tử, tử ngoại, siêu âm, hạ âm, tia phóng xạ gamma…
Khi kiểm định khoa học, người ta phát hiện một số người có sở hữu nguồn năng lượng đặc biệt này, nên không những họ có thể phát sáng mà thậm chí còn tự phát điện hay phát lửa…
Một số trắc nghiệm cũng được tiến hành với những người luyện khí công thì thấy mật độ những vật chất này khi đo cao hơn người bình thường rất nhiều lần. Và ánh sáng họ phát ra cũng mạnh mẽ hơn, nhiều màu sắc thay đổi và rất đẹp.
Và khi trắc nghiệm đo bằng các thiết bị dùng để đo hồng ngoại, tử ngoại, siêu âm, hạ âm, điện, từ, tia phóng xạ gamma, nguyên tử, neutron….thì những máy đo này đã phát hiện được rằng nhiều khí công sư, người tu đạo, người thực hành thiền định lâu năm… có phát ra các vật chất này, các vật chất cùng ánh sáng họ phát ra rất phong phú.
Ở người bình thường không luyện khí công hay không thực hành tu tập thiền định cũng có thể có, nhưng ánh sáng nhỏ và yếu hơn nhiều.
Nhóm nghiên cứu hy vọng các thiết bị y tế trong tương lai sẽ cho phép chúng ta quét bề mặt của cơ thể con người, để đo độ sáng nhằm theo dõi thay đổi chuyển hóa của người đó.
“Nếu bạn có thể nhìn thấy ánh sáng phát ra từ cơ thể, bạn sẽ biết toàn bộ tình trạng sức khỏe của người đó“, Masaki Kobayashi, thành viên của nhóm tuyên bố với Scientist News.
Lần tới khi ai đó nói có người phát sáng hay thậm chí tỏa hào quang, bạn sẽ biết đó là sự thật chứ không phải điều huyễn hoặc nữa.
Xuân Hà – Hà Phương Linh