Đại Kỷ Nguyên

Bí thuật tự ướp xác và sai lầm cực đoan của các thiền sư Nhật Bản

Bí thuật tự ướp xác và sai lầm cực đoan của các thiền sư Nhật Bản

Ảnh: econet.ru

Trải qua hàng ngàn năm từ khi được Phật Thích Ca Mâu Ni khai truyền tại Ấn Độ cổ nhiều trường phái và giáo lý Phật giáo đã xuất hiện khi nó tiếp xúc với nền văn hóa các quốc gia. Một số trường phái trong số đó, các nhà sư thực hành một liệu pháp tự ướp xác khi biết bản thân sắp hết tuổi thiên định.

Quá trình tự ướp xác đã được nhiều tài liệu chép lại, đáng chú ý nhất là ở tỉnh Yamagata – phía bắc Nhật Bản, bắt đầu từ thế kỷ 11 và kéo dài đến thế kỷ 19, khi chính phủ Nhật Bản đưa ra một nghị định tích cực chống lại điều đó.

Không Hải là người sáng lập trường phái bí truyền có tên Chân Ngôn Tông vào đầu thế kỷ thứ 9. Ông là người đầu tiên được biết đến khi thực hành phương pháp này. Hai thế kỷ sau khi Không Hải mất, những ghi chép để lại đã nói rằng ông không qua đời mà chỉ tiến vào trong một trạng thái thiền định đặc biệt. Sau khi tái xuất vào hàng triệu năm trong tương lai, ông sẽ giúp những người khác đi vào trạng thái niết bàn. Các nhà sư tại chùa Yamagata theo Chân Ngôn Tông ngày nay được cho là vẫn bảo lưu và thực hành bí pháp này.

Sư Không Hải – Người sáng lập dòng thiền Chân Ngôn Tông (Ảnh: Wikipedia)

Họ phải trải qua một quá trình khổ hạnh trước khi bước vào trạng thái thiền định trong lăng mộ, nơi cuộc sống của họ chấm dứt và một số người trong số họ biến thành xác ướp Sokushinbutsu (Sokushinbutsu được dùng để nói tới những xác ướp của các vị sư qua giai đoạn khổ hạnh và tự ướp xác trong khi còn sống).

Các nhà sư không xem quá trình này là bất cứ điều gì giống như tự sát, thay vào đó họ coi đó là con đường giúp họ tiến gần hơn đến giác ngộ khi đã sắp hết trần duyên. Khi họ đạt được hình thức Sokushinbutsu sau giai đoạn chuẩn bị, nếu xác chết của họ được tìm thấy nguyên vẹn một ngàn ngày sau khi họ chết, điều này có nghĩa là họ đã thành công.

Quá trình tự ướp xác kéo dài trong khoảng hơn 3.000 ngày và được chia thành ba giai đoạn chính. Trong 1.000 ngày đầu tiên, họ sẽ chỉ ăn các loại hạt ngũ cốc. Mục đích của giai đoạn này là nhằm giảm thiểu tối đa lượng mỡ và thịt trong cơ thể, nguyên nhân chính gây ra tình trạng thối rữa và phân hủy ở những xác ướp.

Trong giai đoạn tiếp theo của quá trình chuẩn bị, họ sẽ tiến hành ăn những thứ như rễ và vỏ cây thông. Một loại trà độc làm từ nhựa cây urushi (loài cây trong họ Đào lộn hột) cũng được dùng để đưa vào thân thể.

Các nhà sư bắt đầu quá trình ướp xác bằng một chế độ ăn đặc biệt (Ảnh: Ancient Origins)

Trà đặc biệt giúp làm sạch nội tạng, ngăn ngừa sự phát triển của bất kỳ ký sinh trùng nào, mục đích là để ngăn chặn sự phân rã của xác chết sau khi viên tịch.

Khi quá trình chuẩn bị hoàn tất, các nhà sư tự đặt mình vào ngôi mộ của họ, nơi chỉ có đủ chỗ để họ ngồi trong tư thế hoa sen. Các ngôi mộ có một đường ống thông ra ngoài cho phép nhà sư có thể thở và một chiếc chuông reo lên mỗi ngày để thông báo với người trong chùa rằng họ vẫn chưa chết. Ngay khi tiếng chuông dừng lại, người ta cho rằng vị sư đó đã qua đời. Nhưng họ vẫn tiếp tục niêm phong địa điểm này thêm một nghìn ngày nữa.

Sau đó, các ngôi mộ sẽ được mở ra và các nhà sư đã được kiểm tra các dấu hiệu của sự mục rữa. Nếu thành công, xác ướp sau đó được đưa ra ngoài mộ, khoác áo choàng mới và được trưng bày trong các đền thờ để thờ cúng. Với những nhà sư có quá trình ướp xác không thành công, xác họ được để lại trong các ngôi mộ và vẫn được ca ngợi vì sức chịu đựng, sự kiên cường và nỗ lực tu hành.

Một xác thân theo phương pháp đang được thờ tự tại một ngôi chùa ở Nhật Bản (Ảnh: History Blog)

Có nhiều các xác ướp như vậy có thể được nhìn thấy trong các ngôi chùa trên khắp Nhật Bản. Và một trong những xác ướp được ca ngợi nhất là Shinnyokai-Shonin, người sống từ năm 1687 đến năm 1783. Shinnyokai đã tự mình trở thành một Sokushinbutsu khi ông 96 tuổi. 

Tuy nhiên, số lượng các trường hợp tự ướp xác thành công khá thấp, phần lớn chúng bị phân hủy sau thời gian ở trong mộ táng. Chính phủ Nhật Bản đã phải ban hành một lệnh cấm hình thức tự ướp xác này trong những năm cuối của thế kỷ 19. Việc này có liên quan tới một tu sĩ tên Bukkai đã chết năm 1903. Thời đó khi trải qua quá trình khổ hạnh, người ta đã gọi ông là một kẻ điên… tại sao lại như vậy? các nhà sư đã có sai sót gì về quy trình tự ướp?

Kì thực, họ không sai về quy trình mà hiểu sai về cơ chế của quá trình này. Chúng ta đã nghe kể nhiều về việc thân thể những người tu đạo, tu luyện có hiện tượng phát nhiệt, thúc đẩy kinh mạch lưu chuyển, hay có cảm giác về một trường vật chất bao quanh thân thể … đó chính là biểu hiện của năng lượng. Chúng hình thành do sự vận chuyển của các hạt lạp tử ở vi quan như electron, neutron, quark, neutrino…

Cơ thể của người tu hành có một cơ chế chuyển hóa năng lượng tùy thuộc theo Pháp tu họ sử dụng. Trong quá trình tu luyện, người tu dần dần gia tăng mật độ và đưa các vật chất cao năng lượng trên tiến nhập vào thân thể, thay thế các tế bào xác thịt.

Vật chất thuộc về thời không khác không chịu ước chế của các quy luật trong thời không hiện hữu (Ảnh: lemurianawakening.com)

Các nhà khoa học ngày nay đã chứng minh được rằng, các hạt lạp tử có kích thước khác nhau sẽ tồn tại trong các không gian khác nhau và vi hạt càng nhỏ thì có mức năng lượng và khả năng phóng xạ càng cao.

Mặt khác, theo thuyết tương đối của Einstein, mọi vật chất nếu không thuộc về một chiều không thời gian thì nó sẽ không chịu sự ước chế của trường không-thời gian đó. Bởi vậy, nếu mật độ vật chất vi quan được đưa vào thân thể càng lớn thì quá trình lão hóa của người tu hành ngày càng chậm lại và nếu thay thế toàn bộ, họ sẽ đạt đến trạng thái Kim thân bất hoại, khi đó toàn bộ thân thể đã thuộc về một thời không khác, tất cả các nhân tố trong không gian này đều không thể tác động đến nó.

Đây mới là cơ chế thực sự cho việc xuất hiện các thân thể bất hoại chứ không phải chỉ đơn thuần dựa vào chế độ ăn hay dược liệu. Bằng chứng là tại Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ có kim thân của rất nhiều các thiền sư cũng ở trạng thái bất hoại dù không áp dụng một liệu pháp nào giống như trên, họ chỉ đơn giản là thực tu.

Kim thân của thiền sư Vũ Khắc Minh tại Chùa Đậu, Việt Nam có từ thế kỉ 17 (Ảnh: VTC news)

Đến đây có lẽ bạn đã hiểu tại sao có rất nhiều người thực hành Sokushinbutsu nhưng tỉ lệ thành công rất nhỏ. Đơn giản là bởi trước đó họ không thực tu, không đề cao ngộ tính khiến công lực không tăng trưởng và thân thể không được chuyển hóa bằng vật chất cao năng lượng kia.

Trải qua hàng ngàn năm từ khi được khai truyền tại Ấn Độ cổ, nhiều trường phái và giáo lý Phật giáo đã xuất hiện khi nó tiếp xúc với nền văn hóa các quốc gia, nó không theo những điều nguyên gốc của Phật Thích Ca Mâu Ni và hình thành rất nhiều các quan điểm cực đoan. Sokushinbutsu cũng có thể được coi là một dạng như vậy.

Đương thời điều quan trọng nhất Phật Thích Ca Mâu Ni yêu cầu học viên là buông bỏ chấp trước, chân chính tu hành, xả bỏ càng nhiều thì định lực càng cao, cảnh giới càng cao, bản thân ông về sau cũng chọn phương thức Niết Bàn, không có coi trọng nhục thân sau khi tọa hóa. Ông xác thực không có truyền một phương pháp nào giống như Sokushinbutsu, cũng không có nói chịu khổ tự ướp xác sẽ đạt được cảnh giới cao,…đây toàn là những người thời sau, tầng thứ hữu hạn, loạn ngộ mà ra. Giống như tại Trung Quốc, nhiều tăng nhân ở Trung Quốc sợ phạm tội sát sinh đến nỗi đi đường cũng sợ dẫm chết kiến, dẫm chết côn trùng nên phải vừa đi, vừa nhảy, vừa né…

Ngày nay, có thể do bí pháp thất truyền hoặc những người còn nắm giữ đã đi vào những nơi thâm sơn cùng cốc để độc tu mà Sokushinbutsu đã trở thành quá khứ, nhưng nó xác thực đã để lại ấn tượng không tốt đối với người hiện đại ngày nay, và hi vọng bài viết đã có thể giúp bạn có một cái nhìn khác đúng đắn và chân chính hơn. Nó chẳng qua chỉ là tiểu đạo, các Pháp môn chân chính kì thực không cần cực khổ như vậy mà vẫn có thể đạt được Kim Thân.

Nhật Quang

Exit mobile version