Cho đến nay, sự tuyệt chủng của loài voi ma mút cũng như liều loài động vật cỡ đại kỷ Băng hà vẫn là một ẩn đố với giới khoa học. Tuy nhiên, theo một báo cáo mới đây trên tạp chí Christian Science Monitor, các nhà khoa học tuyên bố có thể họ có thể đã tìm ra lời giải.
Nguyên nhân:
Vào giai đoạn Thế Pleistocene (hay thế Canh Tân), khoảng từ 60.000 đến 12.000 năm trước, Trái đất đã phải hứng chịu các đợt biến đổi khí hậu đột ngột gọi là interstadial (các dao động nhỏ thoái lui nhỏ của của sông băng khiến khí hậu ấm hơn chu kỳ băng giá, nhưng chưa ấm đủ để đạt mức độ tan băng). Trong các đợt biến đổi khí hậu này, mức nhiệt độ có thể dao động từ -13oC đến -1,6oC chỉ trong vòng vài thập kỷ.
Chính vì vậy, các chủng loài động vật cỡ đại, như voi ma mút, sư tử, gấu, do không thể thích ứng với mức gia tăng nhiệt độ đột ngột, sẽ dần dần chết đi vì sức nóng (nên nhớ đây là các loài động vật vùng lạnh). Ngay cả khi chúng có thể sinh tồn trong môi trường nhiệt độ gia tăng, thì nguồn cung cấp thức ăn của chúng, bao gồm rất nhiều các loài động thực vật, vẫn sẽ không có hy vọng sống sót. Ở đây cần nói rõ một điểm, sự sụt giảm nhiệt độ, vốn là một biểu hiện khả thi trong interstadial, sẽ không khiến các loài động vật chết dần, mà chỉ các chu kỳ gia tăng nhiệt độ mới có liên hệ trực tiếp với tình trạng tuyệt chủng trên quy mô lớn.
Tuy nhiên, con người cổ đại cũng có thể góp phần thúc đẩy tình trạng tuyệt chủng ở voi ma mút và các loài động vật cỡ đại, bao gồm việc săn bắt quá mức và phá hoại môi trường sinh sống của chúng.
Để đưa ra phát hiện mới này, các nhà khoa học đã so sánh các số liệu khí hậu lịch sử được thu thập từ các tảng băng ở Greenland, Đan Mạch với ADN của hàng chục loài động vật cỡ lớn từ Thế Canh Tân, từ đó xác định mối liên hệ chính xác giữa các biến đổi khí hậu định kỳ với tình trạng tuyệt chủng số lượng lớn của các loài động vật có vú.
Quý Khải tổng hợp