Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường sẽ kích thích trí tưởng tượng của bạn và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định.

“Những nhà bác học ‘biết’ những quy tắc âm nhạc, nghệ thuật hay toán học mà họ chưa hề học qua”

Có những người bỗng nhiên trở nên “thông minh đột xuất”, thường là sau một ca tổn thương não, họ bỗng có những khả năng phi thường. Trong những trường hợp này – cũng như trường hợp của những đứa trẻ thần đồng – cá nhân này “biết những điều họ chưa từng học” (cụm từ của chuyên gia về hội chứng bác học – Tiến sĩ Darold Treffert)

Một trong những khả năng này là năng lực đếm và tính toán lịch hiếm có mà chúng ta thường liên tưởng tới những bác học, ví như chỉ ra chính xác một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần, hay đếm số Pi đến chữ số thập phân thứ 22.500. Trong những trường hợp này, những bác học biết được các quy luật toán học mà họ chưa từng được dạy, mà họ cũng không ý thức được là họ biết.

Những bác học khác – trong trường hợp những đứa trẻ thần đồng, thậm chí còn làm được những chuyện kinh ngạc hơn. Cậu bé Alonzo Clemons, chưa từng học về nghệ thuật, nhưng lại có thể đắp những bức tượng “như thật” của động vật mà chỉ cần nhìn qua hình ảnh (dạng 2D) trên tivi hay trong sách.

Jason Padgett – qua đêm thành thiên tài

Giờ chúng ta cùng xem xét trường hợp của Jason Padgett, người mà trong những năm đầu tuổi 30, đã bị kẻ cướp tấn công tàn bạo. Chúng đá liên tục vào đầu ông, làm ông bất tỉnh làm ông phải nhập viện. Sáng hôm sau, khi ông được đưa về nhà, một điều rất kỳ lạ đã xảy ra. Khi đang mở nước trong nhà tắm, Jason thốt lên “những dòng kẻ bắn ra ngoài vuông góc với dòng chảy… thật là đẹp khi tôi chỉ đứng xỏ dép lê và chăm chú nhìn.” Khi ông vươn cánh tay ra phía trước, cảnh này giống như “xem phim quay chậm”, như thể mỗi cử động là trong phim quay chậm vậy.

Ông nhanh chóng bị ám ảnh với mỗi hình dạng ông nhìn thấy, từ những cửa sổ hình chữ nhật đến đường cong của một chiếc muỗng. Ông cũng phát triển cảm giác kèm (synesthesia), và những con số tạo nên những hình dạng đầy màu sắc.

Jason bắt đầu hình dung những hình ảnh phức tạp và vẽ chúng ra, những bức vẽ đã được công nhận là đối xứng đồng nhất – những hình dạng rất đẹp với mỗi thành phần đều giống nhau. Trước khi bị tấn công, Jason chẳng thích thú gì với vẽ tranh, chưa từng được học toán hay thậm chí cũng không có một tấm bằng đại học. Ông tự xem mình là một “gã khờ”. Còn bây giờ ông đang bán những bức vẽ với giá chót vót và được mời đến dạy về vẻ đẹp của toán học.

Xem thêm: Hiện tượng cảm giác kèm và khả năng ‘nếm’ từ ngữ

Jay – thần đồng âm nhạc từ khi mới 2 tuổi

Một trường hợp cũng đáng kinh ngạc không kém là thần đồng âm nhạc Jay, một cậu bé tuổi thiếu niên. Treffert tóm tắt câu chuyện của cậu như sau:

“Jay bắt đầu kéo những cây đàn cello nhỏ từ lúc 2 tuổi. Không ai trong bố mẹ em có khuynh hướng âm nhạc, và cũng chưa bao giờ có bất kỳ nhạc cụ nào ở trong nhà, dù là một cây cello. Lúc 3 tuổi, Jay hỏi bố mẹ mua một cây đàn cello. Bố mẹ đã đưa Jay đến một cửa hàng nhạc cụ, và trước sự sững sờ của bố mẹ, Jay đã chọn một cây cello thu nhỏ và bắt đầu chơi. Em chưa bao giờ nhìn thấy một cây đàn cello thật trước đấy.

Sau trải nghiệm đó cậu bé bắt đầu vẽ nốt trên khuông nhạc. Chưa đến 5 tuổi cậu đã sáng tác 5 bản giao hưởng. Đến 15 tuổi cậu viết được 9 bản giao hưởng. Bản giao hưởng thứ 15 dài 190 trang và 1328 dòng, đã được hãng Sony thu âm chuyên nghiệp với Dàn nhạc Giao hưởng Luân Đôn.

“Làm thế nào mà cậu bé “biết”… một cách bản năng những quy tắc âm nhạc khi mà cậu chưa từng được học?”

– Tiến sĩ Darold Trefferd.

“Jay nói rằng âm nhạc tuôn trào trong đầu cậu với tốc độ ánh sáng, thỉnh thoảng vài bản giao hưởng chạy ra đồng thời cùng một lúc. “Tiềm thức dẫn dắt ý thức cháu với tốc độ chóng mặt,” cậu kể với một ký giả.

Xem thêm: Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp phải chăng chỉ đang bịa chuyện?

Các giải thích và giả thuyết

“Thiên tài âm nhạc của Jay đến từ đâu? Làm sao cậu ấy biết về cello, và chơi nhạc khi mới 3 tuổi khi mà chưa từng tiếp xúc? Làm thế nào mà cậu bé “biết”… một cách bản năng những quy tắc âm nhạc khi mà cậu chưa từng được học?

Scott Barry Kaufman, một chuyên gia nghiên cứu về sự sáng tạo của Đại học New York, cho rằng những bác học và thần đồng có thể thực hiện công việc thường ngày một cách vượt trội khi mà không cần ý thức về chúng – để thấu hiểu những quy luật tiềm tàng về từng lĩnh vực khác nhau. Âm nhạc là một ví dụ, nó bao gồm những quy tắc tuần tự có tính cấu trúc cao. Kaufman tin rằng những bác học và thần đồng có một “tố chất bẩm sinh” giúp nhận định và tiếp thu những sự rườm rà này.

“Những bác học và thần đồng có thể thực hiện công việc thường ngày một cách vượt trội khi mà không cần ý thức về chúng.“

Điều này hợp lý từ một vài khía cạnh. Mặt khác, tất cả các nhà bác học và thần đồng đều vẽ lại sự việc nhờ vào trí nhớ siêu phàm. Khởi điểm của các nhà bác học là ở mức độ thấp và có nhận thức trước; còn những thần đồng thì xuất chúng khi dùng trí nhớ làm việc, ví dụ như khả năng kiểm soát những mảng thông tin phức tạp trong đầu trong khi làm việc. Cũng nhìn một sự việc sự vật, nhưng các bác học và thần đồng có khả năng chú tâm đến chi tiết vượt trội.

Có thể cho rằng, những nhà bác học chú ý một cách ít chủ tâm hơn những thần đồng – nhưng nếu sự mê mẩn “chú tâm” vào thông tin làm khơi lại chứng tự kỷ, thì đó không phải chuyện ngẫu nhiên. Khoảng 50% nhà bác học có Hội chứng rối loại phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder); và theo một nghiên cứu gần đây, một nửa số các thần đồng hoặc một người thân của họ có hội chứng này.

Nói về những thần đồng, Kaufman đưa ra giả thuyết rằng họ được sinh ra với cấu trúc gen giúp hiểu thấu về cấu trúc và trật tự sắp xếp. Một vài người giỏi trong âm nhạc, một vài trong nghệ thuật, một vài người trong toán học. Gia đình của họ khuyến khích những xu hướng này, nhờ đó khả năng bẩm sinh và sự nuôi dưỡng hỗ trợ nhau, tạo nên thiên tài và nâng cao qua việc luyện tập.

“Khoảng 50% bác học có Hội chứng rối loại phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder)”

Tuy vậy, tôi vẫn thắc mắc về giải thích này ở khía cạnh sự đột ngột khi chúng xuất hiện – nói cách khác, những người “thông minh đột xuất” xuất hiện những đam mê hay ám ảnh mà dù là do bệnh tật hay chấn thương, cũng đều hoàn toàn xa lạ với họ trước đó.

Lý thuyết của Kaufman cho rằng (ít nhất là theo tôi hiểu) những nhà bác học và thần đồng nằm trong trật tự tự nhiên của sự vật. Bệnh tự kỷ, sự chú tâm phi thường vào chi tiết, trí nhớ kỳ diệu – giải thích của ông ấy hạn cuộc những điều này là “bình thường”. Nhưng tôi thì lại chú ý đến sự lặp đi lặp lại những trường hợp mà họ (hay người mẹ mang thai họ) bị ảnh hưởng bởi chấn thương, tai nạn, hay một nỗi đau lớn.

“Nhưng tôi thì lại chú ý đến sự lặp đi lặp lại những trường hợp mà họ (hay người mẹ mang thai họ) bị ảnh hưởng bởi chấn thương, tai nạn, hay một nỗi đau lớn.”

Và tôi chuyển hướng sang một đề tài mà tôi đã đào sâu tìm hiểu: sự nhạy cảm của giác quan và quá dồi dào cảm xúc. Tôi đã đọc giả thuyết “thế giới mãnh liệt” và những cách thức mà sự nhạy cảm cao độ có thể hình thành trong dạ con. Tuy việc trở nên quá nhạy cảm chắc chắn có thể mang lại một vài ưu điểm, nhưng nó cũng là khó khăn dai dẳng đối với nhiều người. Nó có thể gây xao lãng, thất vọng, mệt mỏi và áp lực to lớn.

Cảm giác của tôi là sự nhạy cảm phi thường đó – và những khả năng huyền bí – thường tạo nên khi điều gì đó bị lệch khỏi quá trình phát triển. Nó không phải là một kết quả tệ, nó chỉ là một kết quả khác thường.

Tôi muốn đề xuất một cách hiểu khác, làm thế nào những biểu hiện tự kỷ, kỹ năng thiên phú, và tài năng phi thường có thể xuất hiện. Điều này không phải để phủ nhận bất cứ cơ chế nào đã được công nhận khi chúng ta tập trung nghiên cứu những đặc điểm này. Mà là, tôi đề xuất đưa vào phương trình một điều yếu tố cực kì cốt yếu: cảm xúc.

Xem thêm: Sự phức tạp và mãnh liệt cảm xúc của những đứa trẻ thiên tài

Michael-Jawer

Michael Jawer đã nghiên cứu nền tảng thân-tâm của tính cách và sức khỏe trong 15 năm qua. Quyển sách mới nhất của ông, viết chung với Thạc sĩ, Tiến sĩ Marc Micozzi, là “Your Emotional Type (Trạng thái Cảm xúc của bạn).” Trang web của nó là youremotionaltype.com. Quyển sách trước đó của ông là “The Spiritual Anatomy of Emotion (Giải phẫu Tâm linh của Cảm xúc),” trang web của nó là emotiongateway.com. Có thể liên hệ với Jawyer qua địa chỉ email sau [email protected].

Bản gốc đăng trên tờ Psychology Today (Tâm lý học ngày nay).
Lê Anh biên tập

Xem thêm: Khám phá khoa học: bao nhiêu phần là do may hơn khôn? tình cờ? hay trực giác?