Đại Kỷ Nguyên

Bill Gates, Warren Buffett và Oprah Winfrey đều sử dụng quy tắc 5 giờ này

Bill Gates, Warren Buffett và Oprah Winfrey đều sử dụng quy tắc 5 giờ này

(Ảnh: Inc)

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thường dành 5 giờ mỗi tuần để học tập một cách có chủ đích, trong đó có Bill Gates, Warren Buffett và Oprah Winfrey.

Đó là luận điểm của Michael Simmons trên trang Medium. Simmons là một doanh nhân trẻ thành đạt, tác giả của các đầu sách bestseller. Anh đã có các bài viết được đăng trên các tạp chí nổi tiếng như Time, Fortune, Harvard Business Review.

Michael Simmons (ảnh: Medium).

Dưới đây là bài viết của anh:

Trong bài viết, “ Malcolm Gladwell got us wrong (Malcolm Gladwell đã khiến chúng ta hiểu nhầm)”, các nhà nghiên cứu đằng sau quy tắc 10.000 giờ [1] đã khẳng định một cách chắc nịch rằng: các lĩnh vực khác nhau đòi hỏi số lượng công sức và thời gian luyện tập có chủ đích (deliberate practice) khác nhau để trở thành chuyên gia đẳng cấp thế giới trong lĩnh vực đó.

Nếu 10.000 giờ không phải là một quy tắc tuyệt đối áp dụng trên mọi lĩnh vực, vậy thực sự cần đến điều gì để trở thành chuyên gia đẳng cấp thế giới trong công việc của bạn?

Vào năm ngoái, tôi đã xem xét và nghiên cứu tiểu sử của rất nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp được ngưỡng mộ rộng rãi như Elon Musk, Oprah Winfrey, Bill Gates, Warren Buffett và Mark Zuckerberg để tìm hiểu xem họ đã áp dụng các nguyên tắc học tập có chủ đích như thế nào.

Những gì tôi phát hiện ra được không phải là một kết quả nghiên cứu khoa học, nhưng nó đã tiết lộ một quy tắc kinh ngạc.

Nhiều người trong số các nhà lãnh đạo này, tuy rằng rất bận rộn, đều dành ít nhất một giờ đồng hồ mỗi ngày (hoặc 5 giờ trong một tuần làm việc điển hình) trong toàn bộ sự nghiệp của mình cho các hoạt động có thể được xem là thực hành hoặc học tập có chủ đích.

Tôi gọi nó là quy tắc 5 giờ .

Vậy các nhà lãnh đạo hàng đầu đã tuân theo quy tắc 5 giờ như thế nào?

Đối với các nhà lãnh đạo tôi nghiên cứu, quy tắc 5 giờ thường rơi vào 3 yếu tố sau: đọc, suy ngẫm và thử nghiệm.

1. Đọc

Theo một bài viết trên Harvard Business Review, “Phil Knight, người sáng lập hãng Nike, tôn kính thư viện của ông đến nỗi nếu muốn đi vào trong bạn sẽ phải cởi giày và cúi đầu”.

Nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey đã dùng thói quen đọc sách để giải thích cho phần lớn sự thành công trong sự nghiệp của mình: “Sách là cánh cửa dẫn đến sự tự do cá nhân của tôi”. Cô đã chia sẻ thói quen đọc sách của mình với thế giới thông qua câu lạc bộ sách của mình.

Và đây không phải là những trường hợp cá biệt. Hãy tham khảo thói quen đọc sách “ngấu nghiến” các doanh nhân tỷ phú sau:

(Ảnh: fryhoo.com)
(Ảnh: CNBC)
Trên bàn làm việc, Mark Zuckerberg đặt một chiếc MacBook và một chồng sách mà anh tự thách thức bản thân phải đọc hết “Year of Books” (ảnh: spencerlowell.com).

2. Suy ngẫm

Quy tắc 5 giờ cũng có thể biểu hiện dưới việc dành thời gian động não và suy nghĩ.

CEO AOL, cựu giám đốc Google tại khu vực Bắc Mỹ, Tim Armstrong đã yêu cầu đội ngũ nhân viên quản lý cao cấp mình dành 4 giờ mỗi tuần chỉ để suy nghĩ. CEO của mạng xã hội Twitter Jack Dorsey là một người thích dành thời gian suy nghĩ miên man . Giám đốc điều hành LinkedIn Jeff Weiner sắp xếp 2 giờ mỗi ngày để suy nghĩ. Brian Scudamore, người sáng lập O2E , một công ty trị giá 250 triệu USD, cũng dành 10 giờ một tuần chỉ để suy ngẫm.

(Ảnh: evannex)

Khi chủ tịch điều hành Linkedin Reid Hoffman cần đến sự giúp đỡ trong việc cân nhắc một ý tưởng, anh đã sẽ gọi điện cho một trong những người bạn thân của mình: Peter Thiel, Max Levchin hoặc Elon Musk (4 người họ đều là đồng sáng lập của PayPal). Khi tỷ phú, nhà sáng lập quỹ đầu tư hedge fund lớn nhất thế giới Bridgewater Associates Ray Dalio phạm sai lầm, ông đã ghi nhận sai lầm đó đó vào một hệ thống công khai để tất cả nhân viên tại công ty của mình có thể biết được. Sau đó, ông sắp xếp thời gian trò chuyện với nhân viên để tìm ra gốc rễ vấn đề. 

3. Thử nghiệm

Cuối cùng, quy tắc 5 giờ cũng biểu hiện dưới dạng tiến hành các thử nghiệm thực tiễn.

Trong suốt cuộc đời mình, Ben Franklin (một trong những nhà lập quốc Hoa Kỳ) đã dành thời gian để thử nghiệm, bầu bạn và trao đổi với những người có cùng chí hướng và quan sát những thay đổi trong tính cách của mình (chương trình phát triển cá nhân của ông). Google khá nổi tiếng với việc cho phép nhân viên của mình dành 20% thời gian làm việc để thử nghiệm các dự án mới. Facebook khuyến khích việc thử nghiệm thông qua Hack-A-Months (một chương trình lập trình tự do ngoài lề các dự án làm việc tại công ty để ươm mầm cho các ý tưởng đột phá mới, mà Facebook Deals là một trong những thành quả đột phá từ chương trình này. Facebook Deals là một nền tảng mua chung tương tự trang Hot Deal ở VN ).

Ví dụ điển hình và mẫu mực nhất về việc thử nghiệm (và thất bại) có lẽ là của nhà phát minh Thomas Edison. Tuy là một thiên tài, nhưng Edison vẫn tiếp cận những phát minh mới với sự khiêm tốn thường trực. Ông sẽ xác định mọi giải pháp có thể và sau đó thử nghiệm một cách có hệ thống từng cái đó. Theo một trong những người viết tiểu sử về ông, “Tuy rằng ông hiểu các nguyên lý trong thời đại của mình, nhưng ông nhận thấy chúng không thật sự hữu dụng trong việc giải quyết các vấn đề tiềm ẩn chưa được biết đến”.

(Ảnh: CNN)

Ông thậm chí đưa triết lý thử nghiệm của mình đến mức “cực đoan” đến nỗi đối thủ khi đó của ông, nhà phát minh Nikola Tesla, đã nói một cách bông đùa như thế này: 

“Nếu [Edison] cần tìm một cây kim trong đống rơm, ông ấy sẽ không dừng lại để suy nghĩ xem cây kim đó có thể nằm ở chỗ nào, mà với sự cần mẫn sốt sắng của một chú ong, ông sẽ ngay lập tức kiểm tra hết cọng rơm này đến cọng rơm khác cho đến khi ông tìm thấy chiếc kim cần tìm.

Sức mạnh của quy tắc 5 giờ nằm ở sự cải thiện chất lượng công việc, chứ không phải ở việc nâng cao năng suất thuần túy (tăng chất thay vì tăng lượng)

Những người áp dụng quy tắc 5 giờ trong công việc có một lợi thế. Bởi lẽ việc học tập có chủ đích và việc làm việc một cách chăm chỉ thường bị nhầm lẫn cho nhau. Ngoài ra, hầu hết các chuyên gia chỉ tập trung vào việc tăng năng suất hay hiệu suất công việc, chứ không phải ở việc cải thiện chất lượng của nó. Do đó, chỉ cần 5 giờ học tập có chủ đích mỗi tuần là đủ để khiến bạn gặt hái được những thành quả nổi bật. 

Doanh nhân tỷ phú Marc Andreessen đã bàn luận một cách sâu sắc về việc cải thiện chất lượng công việc trong một cuộc phỏng vấn gần đây , “Tôi nghĩ rằng huyền thoại về một nhà khởi nghiệp lúc mới chỉ 22 tuổi đã bị thổi phồng một cách quá mức … tôi nghĩ rằng việc phát triển kỹ năng, nghĩa là việc thu thập các kỹ năng và cách thức làm việc hiệu quả, đang bị đánh giá quá thấp và không đúng tầm. Mọi người đang đánh giá quá cao giá trị của việc “cứ làm đi”, của việc cứ nhảy xuống phần đáy của bể bơi, nhưng thực tế cho thấy những người nhảy xuống bể bơi thường sẽ bị chết đuối. Lấy ví dụ, có rất nhiều câu chuyện khởi nghiệp kiểu như Mark Zuckerberg. Nhưng không có nhiều Mark Zuckerberg đến vậy. Hầu hết bọn họ vẫn đang trôi nổi trên bề mặt, mặt úp xuống nước. Vì vậy, thay vì liều lĩnh, hầu hết chúng ta nên bỏ công vào việc phát triển các kỹ năng cần thiết”.

Sau đó, trong cuộc phỏng vấn, ông nói thêm rằng, “Các CEO thực sự tuyệt vời, nếu bạn dành thời gian trò chuyện với họ, bạn sẽ thấy rằng điều này đúng với Mark [Zuckerberg] ngày nay hoặc bất kỳ CEO tuyệt vời nào khác trong quá khứ, họ thực sự là cuốn bách khoa toàn thư kiến ​​thức về cách thức điều hành một công ty, và rất khó để trực cảm điều đó khi mới chỉ ở lứa tuổi 20 đầu đời. Con đường phù hợp hơn đối với hầu hết mọi người là dành 5-10 năm để phát triển các kỹ năng cần thiết [trước khi thực sự khởi nghiệp]”.

Chúng ta nên đối đãi với việc học tập như cách chúng ta đối đãi với việc tập thể dục

Chúng ta cần phải thoát khỏi cái bóng của câu nói cửa miệng sáo rỗng, rằng “chúng ta nên học tập không ngừng nghỉ suốt đời”, và suy nghĩ cụ thể và thực tế hơn về việc nên dành tối thiểu bao nhiêu thời gian học tập mỗi ngày để có được một sự nghiệp thành công và bền vững.

(Ảnh: humanresourcesonline)

Cũng giống như việc chúng ta cần phải uống 2 lít nước mỗi ngày và tập thể dục đều đặn để có một cơ thể khỏe mạnh (theo lời khuyên của các chuyên gia), chúng ta cũng nên nghiêm khắc hơn với cách chúng ta cần dành thời gian tối thiểu cho việc học tập có chủ đích để có được một cuộc sống kinh tế ổn định, nhất là khi xã hội chúng ta đang sống hiện nay là một xã hội bùng nổ thông tin, và lợi thế cạnh tranh thường là kiến thức chứ không phải là sức mạnh thể lực.

Các ảnh hưởng lâu dài của việc KHÔNG học tập cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như việc không có một lối sống lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times , giám đốc điều hành của AT&T đã nhấn mạnh quan điểm sau đây một cách rất rõ ràng, ông nói rằng những người không dành ít nhất 5-10 giờ một tuần để cập nhật kiến thức trên mạng (online) không sớm thì muộn sẽ trở nên “lỗi thời với công nghệ” và tụt hậu đằng sau. AT&T hiện là tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới.

Vậy bạn có thể áp dụng quy tắc 5 giờ vào cuộc sống hàng ngày như thế nào?

Điều căn bản: Những người bận rộn nhất và thành công nhất trên thế giới đều dành ra được ít nhất một giờ MỖI NGÀY để học tập. Vậy chắc chắn bạn cũng có thể!

Có 3 bước cần làm, và đó là:

Chú thích:

[1] Nguyên tắc 10.000 giờ: Quy tắc của nhà tâm lý học Malcolm Gladwell cho rằng 10.000 giờ “luyện tập có chủ đích” là điều cần thiết để trở thành bậc thầy đẳng cấp thế giới trong mọi lĩnh vực. (theo Spiderum).

Exit mobile version