Đại Kỷ Nguyên

Bức phù điêu tại ngôi đền cổ: Ấn Độ đã có xe đạp từ 2000 năm trước?

Bức phù điêu tại ngôi đền cổ: Ấn Độ đã có xe đạp từ 2000 năm trước?

(Ảnh: Youtube)

Trong một ngôi đền có lịch sử 2.000 năm ở Ấn Độ, người ta đã tìm thấy một bức chạm nổi hình một người đàn ông đang đi xe đạp. Phát hiện này đã thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Những chiếc xe đạp xuất hiện trong bức tranh phù điêu tại ngôi đền

Bức phù điêu chạm nổi hình người đàn ông trên chiếc xe đạp trong ngôi đền cổ Ấn Độ 2000 năm tuổi. (Ảnh: renminbao.com)

Tại thành phố Tiruchirapally, Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ, có một ngôi đền không hề hoành tráng và cũng chẳng có gì quá đặc biệt. Tuy nhiên, kể từ tháng 7 năm 2018, nhiều du khách đã lũ lượt đến thăm ngôi đền này, bởi sức hút từ một bức phù điêu (tranh chạm nổi) trong tu viện. Bức phù điêu này nằm ở phần dưới cùng của một cây cột trong tu viện. Người đàn ông được miêu tả trong bức phù điêu là một người đàn ông Ấn Độ với chiếc khăn quàng cổ và bộ ria mép. Người đàn ông ngồi trên ghế xe đạp, tay cầm hai đầu tay lái, chân thì đang đặt trên bàn đạp.

(Ảnh: YouTube)

Như được dạy trong sách giáo khoa, chiếc xe đạp đầu tiên được phát minh ở châu Âu vào thế kỷ 19, như vậy cho tới nay mới chỉ được 200 năm. Còn ngôi đền này lại được đề cập trong các tài liệu cổ từ thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên (SCN). Tư liệu cổ này được gọi là “Balam”, và được viết bằng tiếng Pamir. Không chỉ vậy, nhà thiên văn học và nhà địa lý học nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại Ptolemy cũng từng đề cập đến tu viện này.

Như vậy, các tư liệu lịch sử cùng các nhân vật lịch sử đã chứng minh rằng ngôi đền này được xây dựng từ cách đây 2.000 năm trước, nhưng nền lịch sử chính thống lại cho chúng ta biết rằng xe đạp mới chỉ được phát minh trước đây có 200 năm trước. Vậy làm sao giải thích cho điều này?

Những ví dụ như vậy cũng không phải quá hiếm.

Như chúng ta đã biết, phi hành gia Yuri Gagarin từ Liên Xô cũ là người đầu tiên đặt chân lên vũ trụ. Ông sinh ngày 9 tháng 3 năm 1934, và vào lúc lúc 9:07 sáng giờ Matxcơva ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin có chuyến bay thế kỷ trên con tàu vũ trụ Phương Đông (Vostok). Tàu Vostok 1 từ địa điểm phóng Baiknuer đã bay quanh Trái Đất trên một quỹ đạo với độ cao tối đa 301 km. Chuyến bay kéo dài trong 1 giờ 48 phút và trở về an toàn vào lúc 10:55 sáng. Tàu đã hạ cánh ở Smeito, Saratov. Tại ngôi làng Lovka, chuyến bay vào vũ trụ có người lái đầu tiên trên thế giới đã hoàn thành, hiện thực hóa mong muốn khám phá không gian vũ trụ ngoài kia của nhân loại. Vào ngày 27 tháng 3 năm 1968, Gagarin và huấn luyện viên bay Vladimir Seryogin đã gặp tai nạn và bị rơi máy bay khi quặt tay lái để tránh một vật thể lạ trên bầu trời trong một chuyến bay huấn luyện thường lệ. Cả hai đã qua đời trong vụ tai nạn.

Gagarin, người đầu tiên đặt chân lên vũ trụ. (Ảnh: delfi.lt)

Tuy nhiên, mấy ai biết rằng, tại Nhà thờ Salamanca ở Tây Ban Nha có một bức phù điêu phi hành gia rất bí ẩn. Bên cạnh các loài động vật truyền thuyết và vị thánh được khắc họa trên bức phù điêu, còn có một chi tiết vô cùng thú vị. Đó chính là hình chạm nổi rất rõ ràng của một phi hành gia trong bộ trang phục thường lệ.

Nhà thờ Salamanca có một bức phù điêu phi hành gia bí ẩn. (Ảnh: renminbao.com)

Nhà thờ này được xây dựng vào năm 1513 và hoàn thiện vào 1733. Nếu tính từ thời điểm hoàn thiện việc xây dựng nhà thờ, thì “phi hành gia vô danh” được chạm khắc tại nhà thờ này cũng đã tiến vào không gian ít nhất 228 năm trước Gagarin.

“Điều này không ăn khớp với lịch sử nhân loại!” Nhiều người có thể suy nghĩ như vậy. Nhưng đúng ra phải nói là, nó không phù hợp với nền lịch sử nhân loại mà chúng ta khám phá ra hiện nay. Nhưng liệu có khả năng nhận thức của chúng ta về lịch sử nhân loại phải chăng vẫn còn nhiều điều thiếu sót. Rốt cục thì cũng không thể nói rằng nhận thức ban đầu của chúng ta về lịch sử nhân loại là tuyệt đối chính xác. Nếu nó sai hoặc có thiết sót, thì vẫn cần chỉnh sửa thêm để cho hoàn thiện hơn.

Mà trên chỉ là một trong vô số các phát hiện khảo cổ có ý nghĩa chấn động tương tự. Từ những phát hiện này, một số nhà khoa học dũng cảm đã đề xuất giả thuyết cho rằng nền văn minh nhân loại tiên tiến như hiện nay không chỉ từng tồn tại một lần (từ thời kỳ mông muội sơ khai phát triển cho đến hiện đại như bây giờ), mà đã từng tồn tại vô số lần trong quá khứ.

Cũng giống như con người phải trải qua “sinh, lão, bệnh, tử”, các nền văn minh theo chu kỳ trong quá khứ cũng phải trải qua một quá trình gọi là “thành, trụ, hoại, diệt”. Một biến cố tai nạn hoặc thảm họa mang tính hủy diệt nào đó có thể xuất hiện, giống như vụ thiên thạch va Trái Đất vào 65 triệu năm trước, đã hủy diệt cả một nền văn minh rực rỡ thành đống tro tàn, để rốt cuộc mọi thứ bắt đầu phát triển trở lại từ con số 0. Những chu kỳ văn minh cứ lặp lại nối tiếp nhau như thế trong vòng tuần hoàn lâu dài của lịch sử nhân loại.

(Ảnh minh họa: New Scientist)

Tuy vậy, sau mỗi lần xảy ra những đại thảm họa như thế, dẫu rằng gần như toàn bộ nền văn minh đã bị phá hủy, vẫn còn sót lại một số văn vật được lưu lại, như bằng chứng về một thời kỳ “tiên tiến” thời xa xưa. Và bức phù điêu hình người đàn ông lái chiếc xe đạp trên có thể là một ví dụ điển hình, rõ nét. Và phát hiện trên cũng làm dấy lên một câu hỏi:

Phải chăng chúng ta chỉ đang tái phát minh lại những “thành tựu văn minh trước đây của con người cổ đại”?

Theo renminbao.com
Quang Khánh biên dịch

Video: 5 “phát minh hiện đại” đã có từ ngàn xưa – Tinh Hoa TV

Exit mobile version