Đại Kỷ Nguyên

Cá heo: Loài động vật dễ thương nhưng khiến thuyết tiến hóa của Darwin phải ‘khiếp sợ’

Cá heo: Loài động vật 'nghịch lý' gây uy hiếp đáng sợ đến thuyết tiến hóa của Darwin

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên

Khi quan sát thế giới sinh vật, chúng ta có thể thấy vô số thí dụ chống lại “thuyết biến hình” của Darwin cái mà những người theo đuôi Darwin gọi là “tiến hóa”. Câu chuyện sau đây là suy nghĩ của tôi về thuyết tiến hóa Darwin khi tôi xem mấy video cá heo biểu diễn. Kỳ diệu thay, cá heo cho thấy Darwin sai!…

 Quý độc giả lưu ý:

Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:

Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo.

Trước hết xin độc giả thưởng thức 2 cuốn phim video về cá heo rất thú vị được giới thiệu trong bài này (Nguồn YouTube). Càng ngưỡng mộ mấy chú cá heo bao nhiêu, tôi càng thấy thuyết tiến hóa Darwin sai lệch bấy nhiêu. Đó là chưa cần nói đến trí thông minh của loài cá này, một vấn đề thuộc về ý thức của sinh vật ─ một khoảng trống tuyệt đối trong thuyết tiến hóa Darwin, mặc dù học thuyết này được mệnh danh là một lý thuyết giải thích bí mật của sự sống.

Video:

Mặc dù cá heo luôn sống trong đại dương, chúng là động vật có vú chứ không phải cá. Giống như mọi động vật có vú, cá heo có máu nóng chứ không có máu lạnh như cá. Cũng không giống như cá hít thở qua mang, cá heo thở bằng phổi. Vì thế cá heo thường thực hiện những chuyến bơi trên mặt nước để hít thở không khí. Lỗ hổng trên đỉnh đầu của cá heo hoạt động như một cái mũi, làm cho cá heo dễ dàng tiếp xúc với không khí.

Còn nhiều đặc điểm khác chứng tỏ cá heo là động vật có vú chứ không phải là cá, chẳng hạn chúng đẻ ra cá heo con chứ không đẻ ra trứng, và chúng nuôi con nhỏ bằng sữa.

Tóm lại, giống như cá voi, cá heo thuộc động vật có vú. Hai loài này, cá voi và cá heo, là hai loài động vật có vú duy nhất dành toàn bộ cuộc sống dưới nước.

Cá heo cực kỳ thông minh và đáng yêu. Nó thân thiện với loài người như chó, ngựa, voi,… Mặc dù không được thuần hóa để chung sống với con người, cá heo đã có “thiện chí” với con người từ trong bản năng. Rất nhiều câu chuyện cá heo giúp đỡ thuyền bè đi lại trên biển và cứu người trên biển. Những chuyện này nói lên rằng ý thức của cá heo phát triển rất cao. Đó là điều lạ lùng rất khó giải thích, bởi tại sao ý thức của loài người và cá heo dễ “ăn ý” với nhau như vậy, trong khi cá voi thì không, mặc dù cá voi cũng có những đặc điểm sinh học tương tự như cá heo. Khi được thuần hóa, cá heo còn thân thiết với con người hơn nữa, chúng là người bạn đem lại niềm vui không chỉ cho một gia đình, mà cho hàng trăm, hàng nghìn người như chúng ta có thể thấy qua những video ở trên.

Thuyết tiến hóa đưa ra một giải thích nực cười rằng cá voi và cá heo vốn là động vật có vú bốn chân sống trên mặt đất. Nhưng do xuống nước kiếm ăn nhiều quá nên thích nghi dần dần với cuộc sống dưới nước, và do đó biến đổi dần dần thành cá voi và cá heo. Chỉ có những người nhẹ dạ cả tin mới có thể tin kiểu lý luận này, bởi chỉ cần đặt vài câu hỏi là thấy lý luận đó rất lố bịch. Thí dụ: Nếu đã sống hoàn toàn dưới nước thì tại sao cái phổi không “tiến hóa” dần thành mang cho tiện, bởi mang có thể thở ngay dưới nước. Tại sao cứ phải giữ lá phổi để phải nổi lên bề mặt nước để thở, như thế có phiền hà không.

Thực ra toàn bộ “thuyết biến hình” (transformism) của Darwin, mà các môn đệ của ông sau này gọi là “tiến hóa” (evolution), đều là chuyện tưởng tượng hoang đường 100%, tức là hoàn toàn bịa đặt, xuất phát từ một ngộ nhận của Darwin năm 1835 trong chuyến thám hiểm quần đảo Galapagos trên Thái Bình Dương thuộc Ecuador ngày nay. Tại đó Darwin quan sát loài chim sẻ. Ông nhận thấy có chim sẻ mỏ ngắn, chim sẻ mỏ dài, rồi chim sẻ mỏ dài hơn nũa. Ông giải thích sự khác biệt chiều dài của mỏ chim là do chim đã biến đổi hình thể của nó để thích nghi với môi trường sống (tìm thức ăn ở chỗ nông thì mỏ ngắn, tìm thức ăn ở những hố sâu thì cần mỏ dài). Ông cho rằng sự biến đổi ấy diễn ra trong một quá trình đủ dài về thời gian.

Từ đó ông SUY ĐOÁN ra rằng sau một thời gian rất dài, có thể tới hàng trăm triệu năm, thì sự biến đổi ấy có thể tích lũy dần dần thành những biến đổi lớn, đến nỗi có thể biến đổi loài này thành loài khác.

Đó là phần cốt lõi của thuyết tiến hóa, được gọi là “vĩ tiến hóa” (macro-evolution), tức sự tiến hóa từ loài này thành loài khác, để phân biệt với cái gọi là “vi tiến hóa” (micro-evolution), tức những biến đổi trong loài.

Cả hai thuật ngữ trên đều là mập mờ đánh lận con đen, vì biến đổi trong loài không thể gọi là “tiến hóa” (evolution), theo đúng định nghĩa của chữ “evolution” trong các từ điển tiếng Anh.

“Vĩ tiến hóa” cũng là một thuật ngữ bịa đặt, vì không hề có sự biến đổi loài này thành loài khác! Chỉ có sự tưởng tượng của Darwin và các nhà tiến hóa về sự biến đổi loài. Thực tế không hề có.

Bản thân Darwin cũng có thể xem là người bị lừa – ông trông thấy biến đổi nhỏ trong loài và tưởng tưởng ra những biến đổi lớn, rồi ông tự lừa dối mình khi nêu lên một giả thuyết mà cứ coi như đó là một sự thật. Thực ra chính ông nghi ngờ giả thuyết của mình, vì tuyệt nhiên không tìm thấy bằng chứng. Điều này biểu lộ rất rõ trong cuốn “Về nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species) của ông, xuất bản năm 1859.

Theo trí tưởng tượng của Darwin thì sự tiến hóa ấy phải diễn ra theo trình tự từ loài bậc thấp đến loài bậc cao, từ đơn giản đến phức tạp. Loài dưới nước bị coi là bậc thấp, loài trên cạn được coi là cao cấp hơn. Vì thế chiều hướng tiến hóa phải diễn ra từ dưới nước lên trên cạn. Nhưng không may cho ông. Sau này người ta lại thấy

Cá voi, cá heo không phải là cá, mặc dù chúng sống 100% dưới nước

Thế là để LẮP CHO VỪA với cái khung tiến hóa của Darwin, các môn đệ của ông lại bịa ra chuyện cá voi và cá heo vốn là động vật bốn chân trên cạn, nhưng lâu ngày “chán cuộc đời khô cạn hiếm thức ăn” bèn tìm đến “cuộc đời dưới nước phong phú thức ăn hơn” để sống, cứ thế lâu ngày sau hàng triệu năm “tiến hóa ngược” dần dần thành cá voi và cá heo. Đây chỉ là giả thuyết, vậy mà người ta đưa vào sách giáo khoa và tuyên truyền trên mọi sách báo cứ như một sự thật đã được chứng minh. Nhiều người nhẹ dạ cả tin đọc những tin tức này trên báo chí lập tức tin đó là sự thật.

Vậy không biết lúc con vật bốn chân trên cạn tìm xuống nước để sống lâu ngày, rồi cái chân “biến hình” dần dần thành cái vây để bơi lội, thì lúc cái chân chưa hoàn toàn biến thành cái vây, mà mới chỉ ở mức trung gian “nửa chân nửa vây” thì sao nhỉ ?

Nếu ông Darwin còn sống, tôi sẽ thưa với ông rằng:

Thế đấy, nếu Darwin còn sống thì có lẽ dễ nói chuyện với ông hơn mấy nhà tiến hóa đã bị “đức tin vào Darwin” làm hỏng tư duy. Những người này không lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn, mà lấy “đức tin vào Darwin” làm tiêu chuẩn, rồi lý luận theo cách “cố lắp thuyết tiến hóa cho vừa với thực tế”. Chuyện cá voi và cá heo chính là kiểu lý luận tự đánh lừa mình như thế.

Ngoài chuyện cá voi và cá heo, có thể nêu lên hàng đống thí dụ thực tế khác trong thế giới sinh vật để bác bỏ thuyết tiến hóa. Thí dụ chim cánh cụt là một loài chim nhưng không bay trên trời mà lại sống trên cạn và dưới nước. Nếu ta lý luận theo kiểu “cố lắp cho vừa” thì ta sẽ bảo là chim cánh cụt này vốn là một loài chim bay trên trời, nhưng rồi tìm thức ăn trên mặt đất và dưới nước nhiều quá nên dần dần phải biến hình để sống trên cạn và dưới nước thành chim cánh cụt. Chao ôi, nếu vậy thì tại sao nó không biến hình hoàn toàn để thành cá hoặc động vật trên cạn mà còn giữ lại những đặc trưng của loài chim làm gì cho bất tiện? Tại sao chim cánh cụt cứ muốn chống lại sự chọn lọc tự nhiên như vậy?

Qua những phân tích dễ hiểu đó, chúng ta dễ thấy sự tưởng tượng của thuyết tiến hóa là vô địch, hơn cả những chuyện cổ tích hoang đường, đúng như Ernst Chain, một trong ba nhà sinh học đoạt Giải Nobel năm 1945 vì chế tạo ra penicilin, đã phải thốt lên mỉa mai: “Tôi thà tin vào chuyện thần tiên còn hơn tin vào những phỏng đoán thiếu suy nghĩ như thế” (I would rather believe in fairies than in such wild speculation)[4].


Để kết câu chuyện hôm nay về Dolphins, một loài vật thật đáng yêu, và về Darwinism, học thuyết Darwin, tôi muốn nói nhỏ với quý độc giả đôi điểu:

Vậy là đã rõ:

Từ “cái ao nhỏ ấm áp” của Darwin, hiện nay các nhà tiến hóa đã SÁNG TÁC ra nhiều giả thuyết mới có tên gọi rất kêu, làm cho những người yếu bóng vía sẽ ngơ ngác hoảng sợ vì những thuật ngữ hàn lâm rắc rối. Nhưng bất kỳ nhà tiến hóa nào muốn quảng cáo cho những lý thuyết đó, xin hãy trung thực nói rõ cho người nghe rằng đó chỉ là GIẢ THUYẾT và GIẢ THUYẾT!

Không hề có giả thuyết nào ĐÃ trở thành sự thật. Và chắc chắn sẽ không có giả thuyết nào thành sự thật. Tôi sẵn sàng đặt cược với bất kỳ ai về vấn đề này, với bất kỳ số tiền đặt cược là bao nhiêu.

Tôi không phỏng đoán như Darwin, mà có cơ sở lập luận khoa học để đặt cược. Nhưng việc đó xin để dành cho một bài báo khác.

Tham khảo:

[1] Conservapedia, Pierre Paul Grassé http://www.conservapedia.com/Pierre-Paul_Grass%C3%A9

[2] Wikiquote, Stephen Jay Gould, Rarity of Transitional Forms https://en.wikiquote.org/wiki/Talk:Stephen_Jay_Gould

[3] Trích thư của Darwin ngày 18/06/1857 gửi Asa Gray, một GS Đại học Harvard https://www.darwinproject.ac.uk/letter/DCP-LETT-2109.xml

[4] http://2012daily.com/?q=node/26

[5] SKEPTICS OF DARWINIAN THEORY http://www.arn.org/quotes/critics.html

[6] https://quotefancy.com/quote/1359310/Louis-Pasteur-Analogy-cannot-serve-as-proof

[7] Scientific American 16/02/2012 https://blogs.scientificamerican.com/thoughtomics/did-life-evolve-in-a-warm-little-pond/

Tác giả: GS Phạm Việt Hưng
(Đăng tải với sự cho phép)

Exit mobile version