Đại Kỷ Nguyên

Cá mập ma dưới biển sâu lần đầu “lọt lưới” camera và bị ghi hình (+Video)

Có trước cả khủng long, ẩn nấp dưới lòng đại dương cả cây số, loài cá mập ma hiếm gặp này vô tình lọt camera và bị ghi hình ở ngoài khơi bờ biển Hawaii và California (Mỹ).

Đây quả là một phát hiện tình cờ, thú vị. Năm 2009, Viện nghiên cứu hải dương vịnh Monterey (MBARI) ở California, Mỹ gửi một phương tiện vận hành từ xa (ROV) xuống hơn 2000 m tại vùng biển sâu ngoài khơi California và Hawaii. Tại đây, ROV đã ghi hình được một loài cá kỳ dị, chưa từng thấy trước đây. Nó liên tục bơi lội trước máy quay của ROV.

Cho rằng đây có thể là một loài cá mập ma mới (chimaera), họ gửi video đến nhờ các chuyên gia xem xét. Sau khi phân tích video, các chuyên gia kết luận đây là loài cá mập xanh mũi nhọn (Hydrolagus trolli). Đây không là loài hoàn toàn mới, vì đã được bắt gặp trước đây ngoài khơi Australia và New Zealand, nhưng đây là lần đầu tiên được ghi nhận ở Bắc bán cầu. Tuy nhiên, để chắc chắn, họ vẫn cần thu thập mẫu ADN.

Đoạn video quay cảnh cá mập ma:

Tại độ sâu hơn 2 km dưới mực nước biển, loài cá mập này sống trong một môi trường tối tăm không chút ánh sáng. Chính vì vậy, chúng không dùng đến mắt mà dựa vào tế bào giác quan bên trên đầu và mặt để cảm nhận chuyển động trong nước và định vị con mồi. Chúng không có răng, nên ăn các loại nhuyễn thể, trùng, sâu bọ… Có họ hàng với cá mập và cá đuối, cá mập ma tách khỏi các chi này cách đây 300 triệu năm.

Một số hình ảnh khác của loài cá mập này và các loài cá mập ma cùng họ (Bấm vào ảnh để phóng to):

(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)


(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

Giới tự nhiên quả thật ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu mà chúng ta vẫn chưa biết

Quý Khải tổng hợp

Xem thêm:

Exit mobile version