Đại Kỷ Nguyên

Cà phê lý học cùng Đại Kỷ Nguyên: Tại sao trứng gà chìm trong nước lã nhưng lại nổi trong nước muối?

Cà phê hóa cùng Đại Kỷ Nguyên

Tiểu mục “Cà phê lý học cùng Đại Kỷ Nguyên” trong chuyên mục Khoa Học cung cấp cho độc giả những thí nghiệm hóa học thú vị, dễ làm (có thể tự làm tại nhà), hi vọng sẽ là một món ăn tinh thần bổ ích bên tách cà phê sáng giúp bộ não khởi động óc tư duy, sáng tạo trước một ngày làm việc đầy niềm vui.

Video thí nghiệm:

Tại sao trứng lại có thể nổi trong nước muối?

Thời gian suy nghĩ bắt đầu…

Giải thích:

Đem quả trứng gà thả vào ly nước lã thì trứng gà chìm xuống rất nhanh, đồng thời nước trong ly dâng lên cao và thể tích của nước dâng lên bằng thể tích của quả trứng. Đem phần nước dâng thêm đó ra cân, sẽ thấy nó có trọng lượng nhẹ hơn quả trứng gà.

Sau đó, thả quả trứng gà này vào trong nước muối thì quả trứng gà lại nổi lên. Lúc này, hãy lấy ra một thể tích nước muối bằng thể tích quả trứng gà và cân, sẽ phát hiện trọng lượng nước muối đó nặng hơn so với quả trứng gà.

Thông thường, vật thể có chìm trong nước hay không là do tỷ trọng của vật thể đó: tỷ trọng của vật thể lớn hơn tỷ trọng của nước thì vật thể đó sẽ chìm khi thả vào nước, còn nhẹ hơn nước thì vật thể đó sẽ không chìm. Tỷ trọng là tỷ số giữa trọng lượng của vật thể và trọng lượng của nước tinh khiết có cùng thể tích ở 4 độ C. Do nước lã có tỷ trọng nhỏ hơn so với trứng gà nên trứng gà chìm trong nước lã. Còn nước muối có tỷ trọng lớn hơn so với trứng gà nên đương nhiên trứng gà nổi trong nước muối.

Quý Khải

Exit mobile version