Đại Kỷ Nguyên

Cà phê toán cùng Đại Kỷ Nguyên: Câu hỏi ‘hại não’ của vị giáo sư

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên

Tiểu mục “Cà phê toán cùng Đại Kỷ Nguyên” trong chuyên mục Khoa Học cung cấp cho độc giả những bài toán đố thú vị, hi vọng sẽ là một món ăn tinh thần bổ ích bên tách cà phê sáng giúp bộ não khởi động óc tư duy, sáng tạo cho một ngày làm việc đầy niềm vui.

Một vị giáo sư nghĩ ra hai con số liên tiếp từ 1 đến 10 và nói cho hai bạn ‘A’ và ‘B’.

‘A’ biết số thứ nhất và ‘B’ biết số thứ hai.

A: Tôi không biết con số của bạn.

B: Tôi cũng không biết con số của bạn.

A: Ồ! Vậy tôi biết số của bạn là gì rồi!

Tại sao lại như vậy?

Bạn đã nghĩ ra câu trả lời? ….

Đáp án:

Giải thích:
A nói: Tôi không biết con số của bạn.

=> A không thể có số 1 hay số 10, bởi nếu A sở hữu hai con số này, thì A sẽ biết chắc số của B là 2 hoặc 9.

=> Số của A nằm trong khoảng từ 2 đến 9 và số của B là 1 hoặc 10.

Tiếp theo

B nói: Tôi cũng không biết con số của bạn

=> B không có số 1 hay 10

Từ câu nói trước đó của A, B đã biết rằng A không sở hữu số 1 hoặc 10.

Do đó, giả sử nếu B sở hữu số 2 hoặc 9, thì từ câu nói của A trước đó, B đáng nhẽ ra đã nói là anh ta biết được bộ số này là (3,2) hay (8,9).

Vì thế khi B nói rằng anh không biết số của A, thì có nghĩa là B không sở hữu số 2 hay số 9.

Suy luận cho đến bước này, chúng ta giờ biết được số của A nằm trong khoảng 2 đến 9, còn số của B nằm trong khoảng 3 đến 9.

Các kết quả tương ứng có thể nằm trong bảng sau:

Vậy nên A chắc chắn rằng cậu ta biết B sở hữu số nào, ám chỉ rằng A chỉ có 4 số sau (2,3,8 và 9), như trong bảng kết quả đầu tiên.

Quý Khải

Exit mobile version