Những dự ngôn mấy chục năm qua đều đã ứng nghiệm, dự ngôn cuối cùng đang diễn ra. Trong kiếp nạn, đây là cách duy nhất để thoát thân!
Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!
Người điên có thể dự ngôn được tương lai sao? Hôm nay chúng ta tập trung vào hai “bà cụ điên” ở Hà Bắc, dù hiện tại họ đều đã qua đời, nhưng những dự ngôn mà họ để lại vẫn được người đời nhắc đến. Họ đã dự ngôn những gì?
Khoảng những năm 1930-1940, có một bà lão ở Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, lúc đầu dân địa phương rất ít người biết đến bà, họ chỉ biết bà họ Phùng, nên người ta đều gọi bà là cụ Phùng. Nửa năm sau, không hiểu vì lý do gì, bà lão tốt bụng này bỗng điên điên khùng khùng, bà cầm gậy đi khắp phố, đi đến đâu cũng hát hò, nhưng mọi người đều không hiểu bà ấy đang hát gì. Có lúc có người trêu chọc bà, hỏi bà hát gì, hoặc là chế giễu bà. Sau này, mọi người dần dần cảm thấy những gì bà hát dường như đang báo trước điều gì đó, dần dần ngày càng có nhiều người biết đến bà. Những người nhìn thấy bà liền nói: “Nhìn kìa, cụ Phùng lại ra đường hát nữa kìa.” Dân làng đều hô lên gọi bà, sau này bà được gọi thành “bà cụ điên”.
Một người dân địa phương cho biết, cha của bà, 75 tuổi vào năm 2007, khi ông còn rất nhỏ đã tận mắt nhìn thấy “bà cụ điên”. “Bà cụ điên” cũng sống ở thôn làng của họ một thời gian.
Khi đó có một vài tên côn đồ thường xuyên bắt nạt bà, khi bà thắp hương bái thần linh trong chùa, bọn chúng sẽ lén lút lấy đầu cây gậy đập vào lưng bà, khiến đôi khi bà phải rất lâu mới đứng dậy được. Bà liền nói: “Ai đập vào lưng tôi? Sớm muộn cũng sẽ bị bắn chết.”
Họ tưởng đây chỉ là những gì bà cụ điên thuận miệng nói trong lúc tức giận, nhưng hóa ra những lời này sau đó đã trở thành sự thật: Những thiếu niên đó, hoặc bị quân Nhật bắn chết, hoặc bị bắn chết ngẫu nhiên trong Cách mạng Văn hóa.
Người ta kể rằng khi bà cụ điên còn sống, bà thường bất ngờ không hẹn trước đến gặp người ngoài và nói vài câu. Có một lần, mái nhà của nhà Hoàng Đại Da bị dột, sau khi trời tạnh, Hoàng Đại Da mang thang ra chuẩn bị sửa, nhìn thấy cảnh tượng này, bà cụ điên đã hét lên với Hoàng: “Không phải mái nhà chú bị dột đâu, mà gạo bị rò ở đáy nồi!” Hoàng Đại Da nghe xong thấy khó hiểu, tuy không hiểu rốt cuộc là ý tứ gì, nhưng vẫn nhiệt tình nghênh đón bà cụ điên.
Không lâu sau sự việc này, Hoàng Đại Da phát hiện con trai mình ăn trộm gạo ở nhà, vấn hỏi mới biết được sự thật.
Hóa ra con trai ông ngày nào cũng đi đánh bạc ở bên ngoài mà không báo cho cha, mắc nợ không ít tiền. Cậu ta chấp mê bất ngộ, lại còn lấy trộm lương thực trong nhà mang đi bán để trả nợ. Hoàng Đại Da lúc này nhớ lại lời bà lão đã nói, mới hiểu ra.
Một mùa hè khác, nhà Phụng Tử trong làng bị mất gà, người ăn trộm gà là hai tiểu tử nhà Vương Nhị, mọi người đều biết rằng hai anh em này suốt ngày không có việc gì làm, việc trộm gà chính là do họ làm, chỉ là vì hàng xóm láng giềng nên khó nói. Sáng sớm hôm sau, bà cụ điên đến trước cửa nhà Vương Nhị, vừa khóc vừa hát “Cầm ngoại tới rồi, về nhà đi”. Vì lúc đó mọi người tưởng bà bị điên, tru lên thế nên không ai để ý.
Kết quả đêm hôm đó, con trai cả nhà Vương Nhị bị hóc xương gà. Vốn dĩ xương gà mắc trong cổ họng cũng không phải chuyện gì to tát, nuốt trôi một ít khoai lang luộc là xong, ai dè chỉ mấy miếng khoai lang luộc thôi, mà đã khiến người đang sống nghẹn mà chết. Sau đó họ mới nhận ra, “cầm ngoại” mà bà cụ điên muốn nói là gia cầm trộm từ bên ngoài. Từ đó về sau, mọi người càng thêm hứng thú với tiếng ca lanh lảnh do bà cụ điên hát.
Dự ngôn đã được ấn chứng
Thời gian trôi qua, mọi người nhận ra những gì bà cụ điên vừa hát dường như đang báo trước điều gì đó, tất cả chúng đều lần lượt trở thành sự thật.
Ví dụ, bà cụ điên hát: “Tiêu tiền không có mắt ơ, hút thuốc không có tẩu ơ, đi giày không có mặt ơ.” Ngày xưa tiêu tiền đồng là có mắt, hút thuốc bằng tẩu thuốc, đi giày vải nhà tự khâu. Nhưng bây giờ chúng ta sử dụng tiền giấy, hút thuốc lá và mang nhiều kiểu giày.
Bà cụ điên còn hát: “Nhà không cần xà, con dâu sai khiến mẹ chồng, nhà không cần rường cột, con dâu làm mẹ chồng.” “Con đường cổ ngàn năm sẽ thành sông, con dâu ngàn năm thành mẹ chồng.” Nhưng ngôi nhà được xây dựng ngày xưa có những thanh xà lớn giữa hai cây cột, nhưng nhà ngày nay ít có xà, cột. Hãy cùng so sánh mối quan hệ mẹ chồng con dâu xưa và nay. Ngày xưa mẹ chồng dạy bảo con dâu, nhưng hiện nay địa vị của con dâu trong gia đình dần được nâng cao, vai trò cũng ngày càng quan trọng hơn, không còn như trước nữa.
Bà cụ điên cũng cho biết, rất nhiều dự ngôn đã trở thành hiện thực, chẳng hạn bà hát: “Trung Hoa Dân Quốc cải lương lắm, phá bỏ chùa lớn xây trường học, làm sao phá làm sao xây.” Thời Trung Hoa Dân Quốc, nhiều ngôi chùa bị phá bỏ để xây trường học, nhưng hiện nay nhiều ngôi chùa được liệt kê là di tích lịch sử, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, nhiều ngôi chùa đã bị phá bỏ lại được trùng tu.
“Nhật (mặt trời) lặn phía đông, ngọn lửa lại bùng lên, quân thần điên đảo, không lương không gạo.” “Nhật lặn ở phía đông” ám chỉ sự thất bại của quân Nhật ở phía đông Trung Quốc trong kháng chiến chống Nhật; “Ngọn lửa lại bùng lên” ám chỉ sau khi quân Nhật bị đánh bại, chính phủ Quốc dân đảng bắt đầu triển khai một cuộc nội chiến. “Quân thần điên đảo” ám chỉ chính phủ Quốc dân đảng bị lật đổ, ĐCSTQ đoạt chính quyền; “Không lương không gạo” chỉ các cuộc vận động chính trị lặp đi lặp lại của ĐCSTQ sau khi nắm chính quyền đã tạo thành sự phá hoại to lớn đối với năng lực sản xuất của xã hội, dẫn đến những thảm kịch nhân gian như “Nạn đói lớn”.
Bởi vì “bà cụ điên” hát những lời này vào những năm 1920, mà những sự kiện được đề cập trên đã xảy ra vào những năm 1940 và 1950, hiện tại hầu như đều được chứng nghiệm, điều này càng khiến bà trở nên thần bí hơn.
Sau cái chết của bà cụ điên, người ta dần nhận ra bà có thể không điên thực sự, mà là một chân nhân đang tu luyện trong nhân gian, dùng những lời nói điên điên khùng khùng để “độ hóa” những người thiện lương ở một vùng.
Những dự ngôn sau đây được “bà cụ điên” đưa ra về một số sự kiện trọng đại sẽ phát sinh trong tương lai. Những dự ngôn này cũng tương hợp với những dự ngôn nổi tiếng khác trong lịch sử.
Trong số những dự ngôn nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, hầu hết đều dự đoán nhân loại sẽ gặp phải một tai nạn cự đại chưa từng có. Trong thảm họa kéo dài liên tục nhiều năm này, thế giới tràn ngập chiến tranh loạn lạc, lửa từ trên trời và những trận đại ôn dịch gây ra sự hủy diệt ở mức độ vô cùng bi thảm đối với sinh mạng nhân loại.
Không chỉ vậy, tất cả những dự ngôn này đều dự đoán về thời gian đại kiếp nạn này sẽ xảy ra: triều đại cuối cùng trước khi thảm họa phát sinh là chính quyền ĐCSTQ, cùng sự kết thúc của chính quyền ĐCSTQ, đại kiếp nạn sẽ giáng xuống nhân gian.
“Hồng hoa mãn viên lạc, hoàng hoa biên địa khai” – Hoa đỏ rơi đầy vườn, hoa vàng nở khắp nơi. “Hồng hoa lạc” ám chỉ ĐCSTQ diệt vong; “mãn viên lạc” là ẩn dụ cho thấy sự diệt vong của ĐCSTQ sẽ đi kèm thảm họa lớn tạo thành tổn thất thê thảm về nhân mạng. Trong truyền thống tôn giáo phương Đông, màu vàng được dùng để tượng trưng cho Phật Pháp, màu vàng của “hoàng hoa” là ẩn dụ của Phật Pháp. Câu này ám chỉ ĐCSTQ diệt vong kéo theo đại tai nạn, sau đó Phật Pháp sẽ huy hoàng khắp nhân gian.
Bốn câu sau đây cảnh giới những người lương thiện rằng nhân loại sẽ phải đối mặt với thảm họa cự đại, cũng có thể nói đó là “đại kiếp nạn”:
“Xương chất thành núi, máu chảy thành sông”; “Phải đập liền đập, phải đào liền đào”; “Củ cải thô sàng ra, củ cải tinh chọn lấy, còn lại là thần tiên sống, người tốt trên ngọn cây cũng không chết, người xấu dù chui hang chuột cũng chạy không thoát”; “Củ cải thô sàng ra, củ cải tinh chọn lấy, mười người chín người chết, còn lại một người làm thần tiên.”
Hai câu cuối cùng phù hợp với một dự ngôn nổi tiếng khác của Hàn Quốc – “Cách Am Di Lục” – rằng “thập hộ nan thặng nhất” – mười hộ khó còn lại một hộ, cũng như dự ngôn “Thái Bạch sơn bi văn” kinh người của Lưu Bá Ôn thời nhà Minh, nói rằng “Người nghèo một vạn còn một ngàn, người giàu một vạn còn hai ba”.
Hai câu sấm cuối cùng do bà cụ điên ở Bảo Định để lại, chúng được thảo luận nhiều nhất trên Internet, chúng cũng xuất phát từ một điều mà rất nhiều người trong chúng ta có thể đồng cảm.
Khá nhiều người cảm thấy đây là ám thị rằng nhân loại sẽ phải đối mặt với một thảm họa chưa từng có, thậm chí có thể gây ra một trận đại ôn dịch kéo dài dẫn đến nhiều người bất hạnh thiệt mạng. Những người có thể sống sót đều là những nhân vật thần tiên, những người xấu dù có chui vào hang chuột cũng không thể trốn thoát, còn người tốt dù có trốn trên ngọn cây cũng sẽ không chết.
Không thể không thừa nhận rằng những dự ngôn này dường như đã ứng nghiệm. Có thể nói, kể từ năm 2019, người dân toàn thế giới đều phải chịu khổ nạn, thảm họa toàn cầu đột ngột này đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, nhìn lại các nước trên thế giới, họa nạn do dịch bệnh càn quét vẫn chưa kết thúc.
Dự ngôn lúc lâm chung của một bà lão ở Hà Bắc
Bà cụ điên kể trên là câu chuyện xảy ra ở Hà Bắc, Trung Quốc vào những năm 1930, 1940. Sau đây là một câu chuyện có thật cũng xảy ra ở Hà Bắc, nhưng thời gian gần hơn với hiện tại.
Ở thôn Tân Trang Đầu, huyện Lai Thủy, thành Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, có một cặp vợ chồng già tên là Trương Uông, hiện tại cả hai lão nhân này đều đã qua đời. Người vợ nguyên lai là một thầy xem tướng có chút công năng đặc dị. Nếu ai có bệnh, trông không khỏe, hoặc đứa trẻ sợ hãi, đều thỉnh bà thắp hương xem giúp cho, nhưng sau đó bà không xem tướng nữa.
Khoảng năm 2008, bà lão này thường khóc trên đường phố, vừa khóc vừa nói: “Hỡi các người, tâm bại hoại rồi, việc xấu nào cũng dám làm, Thần đến cứu các người, các người không nghe lời của Thần ư, quỷ không biết chết ư, đừng thấy các người liều mạng làm càn, tương lai có đại nạn, ông Trời sẽ gặt sạch đám người này. Ta đã nhìn thấy tương lai, người chết không ai chôn, đến đâu cũng là tử thi, đầy đất là xương trắng, mùa màng không ai thu hoạch, ruộng đất không ai cày. Nhà không người ở, áo không người mặc, cơm không người ăn, tiền không ai tiêu. Thôn này đến thôn khác đều trống không, tòa lầu này đến tòa lầu khác đều vắng tanh, phải làm gì đây? Phải làm thế nào đây? Lão Thiên Da ơi, lão nhân gia nhà các người ơi, hãy cứu họ!”
Khi đó, mọi người đều tưởng bà bị điên, không ai để ý hay tin lời bà nói. Trong nhiều năm, bà lão luôn khóc ở nhà hoặc trên đường, lặp đi lặp lại những lời này. Cho đến cách đây vài năm, trong sự sám hối cực độ, ưu thương và bất lực, bà đã rời khỏi nhân thế.
Năm 2019, khi có rất nhiều người tử vong vì đại dịch toàn cầu từ Vũ Hán, Trung Quốc phát ra, người ta mới nhận ra lời nói của bà lão là thực. Nhưng ít ai biết rằng tai họa này mới chỉ là sự khởi đầu.
Mọi đại sự đều có điềm báo trước
Xã hội nhân loại mỗi khi xuất hiện đại sự đều có điềm báo trước, nhìn lại các triều đại trước đây, mỗi triều đại đều suy tàn, bạo chính hoành hành, khiến cho dân chúng khốn cùng, Thiên Thượng tất có dị tượng giáng lâm.
Hồi tưởng lại sự hoành hành của đại ôn dịch những năm gần đây, “siêu trăng máu” hiếm hoi xuất hiện trên bầu trời Trung Quốc vào tháng 5/2022; “siêu trăng sáng” lại xuất hiện trên bầu trời đầy sao vào ngày 14/6; Chỉ vài ngày trước đó, từ ngày 16 đến 19/6, thậm chí “thất tinh liên châu” đã xuất hiện trong ba ngày liên tiếp.
Những dị tượng như vậy đã được ghi chép lại từ thời cổ đại, dị tượng từ trên trời giáng xuống để cảnh báo những người nắm quyền lực, đồng thời cũng báo trước sự lây lan của ôn dịch, sự khởi đầu của thời kỳ hỗn loạn, sự thay triều đổi đại sắp diễn ra.
Vì sao những tai họa những năm cuối vương triều lại bi thảm đến thế? Cổ nhân đã sớm lưu lại đáp án: “Quốc quân vô đạo, chính khí bất thân, thiên tượng hữu dị.” Những năm cuối của các triều đại đều có một đặc điểm chung, đó là hủ bại từ trong triều đến trong dân chúng. Một chính quyền mà từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đều bại hoại, thì chính là đã bệnh nhập cao hoang, bất kỳ linh đan diệu dược nào cũng không thể hồi sinh nó, chỉ có thể chờ đợi hồi chuông báo tử vang lên.
Nếu nói lấy sử làm gương, sự lưu hành của dịch bệnh báo trước sự đổi triều hoán đại, thì những dự ngôn khuyến giới liên tục được lặp đi lặp lại bởi hai bà cụ điên đến từ Hà Bắc rất đáng để chúng ta suy ngẫm. Làm người tốt mới có thể tránh miễn họa nạn, thuốc nào cũng không sánh được.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch