Nếu dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng một số câu chuyện trong Kinh thánh Cựu ước, chúng ta không khỏi kinh ngạc khi tìm thấy sự tương đồng kỳ lạ của một số vật thể với những phát minh khoa học trong thế giới hiện đại.
Trong Kinh Thánh, câu chuyện viết về Giô-na và cá voi là một câu chuyện kinh điển với nhiều sự lạ lùng.
Chuyện kể rằng Giê hô va Ðức Chúa Trời sai nhà tiên tri Giô na đi đến thành Ni ni ve để rao giảng Lời Chúa, cảnh báo họ phải thay đổi khi Người chứng kiến dân thành Ni-ni-ve của A-ri-si rất gian ác. Thay vì làm theo lời Chúa truyền lệnh, Giô na xuống tàu trốn qua xứ Ta rê si.
Với sự phẫn nộ không nguôi, Thiên Chúa đã cho thổi một cơn gió to trên biển và liền có một trận bão lớn ngoài khơi, khiến mọi người trên tàu lâm nạn và tàu như muốn vỡ tan. Trong cơn bão dữ dội, các thủy thủ nơm nớp sợ hãi nghĩ rằng họ sẽ bị chết đuối. Họ đổ lỗi cho Giô-na vì cơn bão và ném anh xuống biển.
Lo sợ rằng mình sẽ chết đuối trong nước lạnh, Giô-na thỉnh cầu Chúa. Đức Giê-hô-va đáp lại lời nguyện cầu của Giô-na bằng cách gửi một con cá lớn để cứu giúp Giô-na và con cá ấy đã nuốt chửng ông. Đây là cách Đức Chúa Trời sửa trị Giô na khi ông không vâng lời Chúa. Nhưng kỳ lạ thay, sau ba ngày và ba đêm trong bụng cá, Giô-na vẫn sống và khỏe mạnh.
Sau khi nghe được lời cầu nguyện của Giô-na, Đức Giê-hô-va biết rằng Giô-na đã hối lỗi và ra lệnh cho con cá nhả ông ra để ông đi khuyên răn người dân thành Ni-ni-ve hối cải.
Sự miêu tả này trong Kinh Thánh thường bị chỉ trích bởi những người hoài nghi .
Tuy nhiên, giả sử như câu chuyện được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật, thì dưới bàn tay khéo léo của các nhà công nghệ, bí ẩn này có thể dễ dàng được làm sáng tỏ.
Vậy thì chuyện gì đã xảy ra với Giô-na? “Cá” thực sự là gì? Nếu nhìn từ góc độ hiện đại, liệu đó có phải là một chiếc tàu ngầm của Đức Giê-hô-va hay không?
Điều này hoàn toàn có thể nếu chú ý đến một chi tiết là nhà tiên tri này có thể nhìn thấy qua ” con cá”.
Giô-na có thể thấy những dòng nước lớn bao quanh ông trong khi đang ở trong “con cá”. Rất có thể Giô-na đã nhìn qua cửa sổ trong suốt của tàu ngầm khi đang lặn.
Họ tin rằng, chiếc tàu ngầm dưới nước được Giê-hô-va cố ý “chuẩn bị” để “nuốt chửng Giô-na”, và lưu lại ông trong một thời gian ngắn. Trong thời gian ba ngày và ba đêm này, Giô-na có thể thở, cầu nguyện và nhận ra lỗi lầm của mình, sau đó nguyện ý thực hiện sứ mệnh được giao phó.
Thực tế, sự bất tuân của Giô-na cũng không khác so với những tội lỗi của người dân Ni-ni-ve, nơi ông không muốn tới. Tương tự, giống như việc Giô-na đã được cứu, Ni-ni-ve cũng có thể được như vậy. Giô-na đã được điểm ngộ để nhận ra sự thật này thông qua kiếp nạn và sự tự giải cứu chính mình (2:1-10).
Có thể thấy Đức Giê-hô-va trị vì khắp mọi nơi và không hạn chế tình yêu thương của Ngài cho một quốc gia hay một dân tộc nào, ngài mang tâm từ bi to lớn đối đãi với hết thảy chúng sinh. Với mỗi người, bất kể có xấu tệ đến đâu, ông đều cấp cho cơ hội sửa lỗi và đắc được giáo lý, nghe lời ông sẽ đắc được phúc phận và có thể trở về thiên giới.
Không có cơ sở cho các nhà khoa học xác thực giả thuyết nêu trên, nhưng có một thực tế là giới khảo cổ ngày càng khám phá ra nhiều các dấu vết và bằng chứng xác thực cho không ít các câu chuyện trong Kinh Thánh vốn lâu nay bị xem là mê tín hay chuyện thần thoại. Kinh Thánh thực sự hàm chứa những giá trị to lớn mà có lẽ chỉ những người tín tâm, đề cao đạo đức và sẵn lòng gạt bỏ những quan niệm cố hữu mới có thể lĩnh hội được tri thức thâm sâu trong đó.
Video:
Phương Lâm