Một số người ăn chay cho rằng ăn thịt sẽ tạo thành thống khổ cho các loài động vật. Nhưng gần đây, nhà nghiên cứu tại Đại học Missouri có làm thực nghiệm, thực vật cũng có cảm tình. Thực tế cho thấy cây cỏ có thể nghe thấy âm thanh của người muốn ăn nó. Vì thế nó phản ứng ra khả năng tự vệ rất mãnh liệt.
Nhà khoa học Heidi Appel đã làm một thí nghiệm, họ đặt sâu lên lá cây Arabidopsis và gắn cây với một máy phát hiện phản ứng. Máy móc cho thấy, mỗi khi sâu ăn lá, cái cây lại phát ra loại phản ứng đặc biệt.
Nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng, cây có thể cảm nhận được. Sau khi phát hiện ra tình huống nguy hiểm, nó sinh ra một phản ứng tự vệ.
Khi sâu ăn lá, tín hiệu phòng thủ mà cây phát ra càng nhiều hơn. Đồng thời nó cũng bài tiết ra một loại tinh dầu khiến cho sâu không muốn ăn tiếp nữa và khiến chúng rời đi.
Nếu như bạn nghĩ rằng thực vật phát sinh phản ứng phòng vệ khi nghe thấy bất kỳ loại âm thanh nào thì đó là một suy nghĩ sai lầm. Đối với âm thanh của gió và các loại âm thanh khác, nó không phản ứng như thế.
Sự thật đã chứng minh, khi sâu ăn lá, cây sẽ sinh ra loại phản ứng tự vệ, cải biến chất mang tính phòng vệ trong mỗi tế bào của cây. Côn trùng ăn lá cây, nó có phản ứng như vậy. Con người ăn lá cây, nó cũng phản ứng như thế.
Từ lâu, các nhà thực vật học đã cho rằng, thực vật cũng có giác quan, có cảm quan. Nó cũng có phản ứng với thế giới bên ngoài. Mặc dù không có tế bào thần kinh giống như con người, nhưng chúng lại có năng lực tương tự như thế. Nghiên cứu này vô cùng quan trọng đối với ngành sản xuất nông nghiệp.
San San biên dịch