Mực khồng lồ không chỉ là loài thủy quái trong truyền thuyết. Nó có thật, dù ẩn nấp rất sâu trong lòng đại dương.
Hiện nay, các nhà khoa học có thể cung cấp thêm nhiều thông tin đáng kể về loài động vật bí ẩn này.
Nhưng trước hết hãy xem xét những hiểu biết của người xưa về loài sinh vật cực kỳ hiếm gặp này.
Thời cổ đại, mực ống là một loài sinh vật khá phổ biến ở vùng Địa Trung Hải. Nó đã được miêu tả bởi tác giả, nhà tự nhiên học Pliny (25 TCN – 79 SCN) và triết gia người Hy Lạp Aristotle. Aristotle gọi loài mực thông thường là teuthis, dài khoảng 30 cm, còn một loài mực khác lớn hơn, hiếm gặp hơn, có thể dài đến 2,5 m, là teuthos,.
Aristotle nói loài mực khổng lồ này được đồn có “lớp vỏ màu đỏ cùng rất nhiều vây …”
TS Neil Landman cho biết mực khổng lồ thường sinh sống tại độ sâu 300 m (độ sâu tốt nhất có thể đạt được của tàu ngầm), nhưng loài động vật này có thể sống thoải mái tại các độ sâu lớn hơn
Trong khoảng 1.000 năm, các nhà khoa học không biết thêm nhiều về loài mực khổng lồ, nên ở Châu Âu hầu hết về cơ bản đều đồng tình với Aristotle.
Năm 1857, nhà động vật học nổi tiếng người Đan mạch Japetus Steenstrup (1813 – 1897) nhận ra rằng đây chính là loài động vật đứng đằng sau nhiều câu chuyện ly kỳ của thủy thủ trong hàng thế kỷ. Thậm chí loài thủy quái này đã được bất tử hóa bởi nhiều tác giả như Jules Verne với cuốn Hai vạn dặm dưới biển và Herman Melville với cuốn Moby Dick. Trong đó, họ tuyên bố con thủy quái được sáng tác dựa trên thực tế, và đặt cho nó cái tên tiếng La tinh ‘Architeuthis dux’.
Xem thêm:
Vài năm trước, lần đầu tiên loài mực khổng lồ này được ghi hình trong tự nhiên tại ngoài khơi đảo Chichi-jima, Nhật Bản. Một tàu ngầm nhỏ đã lặn xuống độ sâu 630 m ghi hình con mực này trong vòng 400 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta biết là nó có 10 xúc tu, có thể dài đến 12 m. Khi trưởng thành, nó có thể nặng đến 900 kg. Loài mực này ăn tạp đủ thứ, từ cá, cá heo, cá heo chuột cũng như đồng loại, thậm chí cá voi. Thực ra có nhiều báo cáo cho biết trong lịch sử người ta từng bắt được những con mực dài tới 20 m, tuy nhiên thời đó chưa có điều kiện xác thực thông tin tốt như bây giờ. Bản danh sách mực khổng lồ người ta từng bắt được liệt kê tại đây.
Cận cảnh một con mực khổng lồ. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: National Geographic)
Cận cảnh một con mực khổng lồ khác. (Ảnh chụp màn hình/YouTube)
Chúng hoạt bát và là một kẻ săn mồi đáng gờm đối với bất kỳ sinh vật sống nào, kể cả con người. Giống với cá voi, mực khổng lồ không có kẻ săn mồi thật sự nào trong tự nhiên, nhưng trong quá trình sinh trưởng, chúng có thể trở thành ‘thực đơn’ cho bất kỳ loài động vật ăn thịt biển nào lớn hơn chúng.
Nghiên cứu sinh Inger Winkelmann và người hướng dẫn của cô, GS Tom Gilbert, từ Trung tâm Nghiên cứu Cơ bản GeoGenetics tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch thuộc Đại học Copenhagen, đã góp phần làm phức tạp thêm ẩn đố về loài động vật không xương sống khổng lồ 10 tay có thể dài đến 13 m và nặng đến hơn 900 kg này.
Họ kết luận rằng mực khổng lồ, bất kể mẫu vật bắt được trông như thế nào, về cơ bản chỉ có một loài duy nhất (Architeuthis dux), được tìm thấy ở khắp các vùng biển sâu trên Trái Đất.
Tình trạng đa dạng gen thấp của loài này là điều khá kinh ngạc. Tuy loài mực khổng lồ thường hay ẩn nấp, và chẳng mấy khi lộ diện, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng, dựa trên một số luận điểm ngoại suy, chúng có số lượng cá thể tương đối lớn và phân bố rộng về mặt địa lý—các tính chất thường thấy của tính đa dạng cao.
Theo các nhà nghiên cứu, “thật khó để hòa hợp tình trạng đa dạng gen thấp này với một giả thuyết khá hợp lý, rằng loài mực khổng lồ Architeuthis được phân bố trên toàn cầu với kích thước quần thể tương đối lớn”.
Trong bức ảnh trên của ông Tsunemi Kubodera, một nhà nghiên cứu của Bảo tàng Khoa học Quốc gia Nhật Bản, một con mực khổng lồ đang tấn công một con mực mồi câu ngoài khơi quần đảo Ogasawara, miền nam Tokyo, vào ngày 4/12/2006. (Ảnh: Tsunemi Kubodera/Bảo tàng Khoa học Quốc gia Nhật Bản)
Nhóm nghiên cứu đã thu thập 43 mẫu vật mực khổng lồ từ các địa điểm khác nhau trên thế giới, bao gồm New Zealand, Nam Phi, và quần đảo Falkland, nghĩa là từ ít nhất 3 đại dương lớn trên Trái Đất (Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương). Thi thể chúng được phát hiện trôi nổi trong nước, hay dạt vào bờ biển. Đôi lúc, chúng sẽ tình cờ lọt vào mẻ lưới của các ngư dân ở các vùng biển sâu.
Dù nhiều cá thể loài mực này đã được bắt, thu thập, và nghiên cứu trên thế giới, nhưng vốn hiểu biết về chúng vẫn còn rất hữu hạn.
Video của History Channel, có nói về con mực khổng lồ có chiều dài khoảng 18 mét được camera quay lại tại một vùng biển sâu. (tại phút thứ 4:50)
https://www.youtube.com/watch?v=wEW-30kFvMA
Video ghi hình mực khổng lồ ngoài khơi quần đảo Ogasawara, Nhật Bản:
https://youtu.be/8zlVrFK47K8
Quý Khải tổng hợp
Xem thêm: