Hôm chủ nhật vừa qua (15/3), một ngôi sao băng đã bay qua bầu trời hai nước Thụy Sĩ và Áo.
Sự kiện này đã được quay video.
Vậy, làm sao phân biệt giữa sao băng, thiên thạch và tiểu hành tinh?
NASA cho hay: “Những khối đá và mảnh vụn trong không gian, chúng sẽ trở thành sao băng (meteor) — hay sao sa — khi chúng rơi vào bầu khí quyển của một hành tinh nào đó, để lại phía sau một vệt sáng khi ma sát với bầu khí quyển và bốc cháy đến mức phát sáng lên. Các mảnh vụn còn sót lại trong cuộc hành trình và hạ cánh xuống mặt đất được gọi là thiên thạch (meteorite). Các meteoroid sẽ trở thành sao băng, hay sao sa, khi chúng tiếp xúc với bầu khí quyển của một hành tinh và tạo nên một dải sáng trên bầu trời. Các mảnh vụn còn nguyên vẹn khi đâm xuống bề mặt hành tinh đó từ meteoroid được gọi là thiên thạch, hay đá trời (meteorite).”
Theo thông tin từ NASA, có rất nhiều thiên thạch với kích cỡ khác nhau. Chúng có thể “nhỏ như một hạt thóc và lớn như một tảng đá. Một trong những thiên thạch lớn nhất được tìm thấy trên Trái đất là thiên thạch Hoba ở khu vực tây nam Châu Phi, với trọng lượng xấp xỉ 54 tấn”, cơ quan không gian này cho hay.
Bên cạnh đó, tiểu hành tinh là các vật thể xoay xung quanh mặt trời nhưng quá nhỏ để được xếp loại thành một hành tinh. NASA giải thích: “Hàng chục nghìn những tiểu hành tinh như vậy tập hợp lại thành một vành đai tiểu hành tinh lớn – một vành đai hình vành khăn (bánh donut) giữa quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc. Các tiểu hành tinh bay qua gần Trái đất được gọi là những vật thể có nguy cơ gây hại cho Trái đất (near-earth objects)”.
Jack Phillips, Epoch Times
Quý Khải biên dịch
Xem thêm: