Bản thân ngôi chùa được xây dựng từ một khối đá duy nhất (gọi là đá nguyên khối), sâu 50m, rộng 33m và cao 30m, biến nó trở thành một trong những công trình kiến trúc nguyên khối lớn nhất hành tinh, do được chạm khắc ra từ một khối đá đơn lẻ.
Vô số di chỉ cổ đại trên toàn cầu là bằng chứng cho thấy từ hàng ngàn năm về trước, các nền văn hoá cổ đại trải dài từ Mỹ sang châu Á đã sở hữu những kiến thức đáng kinh ngạc trong nhiều lĩnh vực. Từ hàng ngàn năm trước, nhiều nền văn minh cổ đại không chỉ sở hữu những kiến thức thiên văn đáng kinh ngạc, mà còn đạt được độ hoàn mỹ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Một trong số đó là ngành kỹ thuật và kiến trúc. Đền Kailasa tại hang động Ellora ở Maharashtra (Ấn Độ) đã thu hút các nhà nghiên cứu và du khách trong nhiều thế kỷ. Theo nhiều tác giả, ngôi đền tinh vi phức tạp này cho thấy từ hàng ngàn năm về trước, các nền văn minh cổ đại đã tiến bộ hơn nhiều so với những gì mà các học giả chính thống có thể nhận thức được.
Từ hàng ngàn năm về trước, các thợ xây cổ đại đã có thể khai thác các khối đá siêu lớn – một số trong chúng có trọng lượng lên đến trên 50 tấn – rồi vận chuyển chúng đến các vị trí xây dựng khác nhau, trước khi tạo hình chính xác các tảng đá siêu cứng như andesite, và xếp đặt vị trí nhiều khối đá lớn như thể toàn bộ quá trình là một trò chơi ghép hình khổng lồ.
Bằng chứng về các kỹ thuật tiên tiến của họ là Đền Kailasa, vốn tượng trưng cho núi Kailash. Theo các chuyên gia, đền Kailasa đứng ở vị trí thứ 16 trong tổng số 34 hang động được đục khắc từ các khối đá xung quanh. Các học giả chính thống cho rằng quần thể hang động cổ đại này được xây dựng đâu đó trong khoảng thế kỷ thứ 5 – 10 SCN, nhưng rất nhiều người khác không đồng tình, họ cho rằng những hang động này cổ xưa hơn rất nhiều.
H.P. Blavatsky và M.K. Dhavalikar chỉ là một trong nhiều tác giả cho rằng chúng ta đang nhìn thấy những tạo vật thực sự cổ xưa. M.K. Dhavalikar, một nhà sử học Ấn Độ nổi tiếng, và nhà khảo cổ – tác giả cuốn sách ‘Ellora’ cho rằng, các điện thờ và đền thờ Kailasa không được khai quật đồng thời mà là kết quả của một quá trình xây dựng trải dài qua nhiều thời kỳ khác nhau .
Nhưng vấn đề chính không nằm ở chỗ những công trình cổ xưa này có niên đại lớn đến đâu. Điều khiến các chuyên gia ngạc nhiên là độ chính xác và thiết kế đáng kinh ngạc của chúng.
Một điều chắc chắn là bất cứ ai dựng nên những hang động đáng kinh ngạc này từ hàng ngàn năm trước chắc chắn đã có trong tay nhiều hơn những cái búa, cái đục, và cuốc chim thông thường.
Đền Kailasa ở Ellora, Maharashtra, Ấn Độ là một công trình siêu cự thạch được chạm khắc từ một khối đá duy nhất. Nó được coi là một trong những đền thờ hang động ấn tượng nhất ở Ấn Độ, chủ yếu bởi sở hữu kích thước khổng lồ, kiến trúc và đường nét chạm khắc tinh tế. Nói cách khác, đây là một trong rất nhiều địa điểm trên trái đất chứng minh các nền văn minh cổ đại trên toàn cầu đã trở nên cực kỳ tiên tiến trong rất nhiều lĩnh vực, sở hữu một vốn kiến thức cho phép họ dựng lập – hoặc điêu khắc các cấu trúc hiện vẫn còn đứng vững sau hàng nghìn năm.
(Ảnh trong bài từ các nguồn: Pinterest, Nitin Goje Photography, marcshandro.com)
Slideshow:
Quý Khải