Đại Kỷ Nguyên

Có bí mật nào bên dưới “dãy núi không rễ” Himalaya? 

Himalayas, dãy núi cao nhất thế giới, nằm ở rìa phía nam của cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng (gọi tắt là cao nguyên Thanh Tạng), có hơn 110 đỉnh núi cao từ 7350 mét đến 8000 mét so với mực nước biển. Nó có tổng chiều dài 2450km và rộng 200-350km. Dãy núi là ranh giới tự nhiên giữa lục địa Đông Á và tiểu lục địa Nam Á. Tuy nhiên, một quần thể sơn mạch khổng lồ vô song như vậy mà không có “sơn căn”, hay “rễ” ở dưới, và nó nổi lên trên cao nguyên Thanh Tạng như một tòa lâu đài sừng sững trên không.

“Sơn căn” (rễ núi) là gì? Theo ý nghĩa địa chất học, nó dùng để chỉ việc một dãy núi xuyên qua lớp vỏ trái đất dưới tác dụng của trọng lực của nó, để thâm nhập vào nền tảng trong lòng địa cầu, đồng thời cũng là một bộ phận tạo thành của lớp vỏ của trái đất.

Nhưng quần thể núi Himalayas thì khác.

Thông thường, căn cứ theo nguyên lý của lực học, thể tích của dãy núi càng lớn, càng nặng, thì “sơn căn” phải càng lớn và sâu, như vậy mới đảm bảo được tính ổn định của dãy núi và cân bằng lực. Nhưng đây không phải là trường hợp của Himalayas, nó dường như đang thể hiện sự độc đáo của nó ở khắp mọi nơi.

Ngay từ năm 1994, các nhà khoa học đã phát hiện ra một sự thật đáng kinh ngạc: Dãy Himalaya không hề có “rễ” ở dưới đáy, cứ lơ lửng trên cao nguyên Thanh Tạng như một tòa lâu đài trên không.

Đối với một quần thể núi khổng lồ như Himalayas, trọng lực của nó hoàn toàn có thể xuyên thấu lớp vỏ trái đất, chôn “sơn căn” khổng lồ dưới lòng đất, nhưng thực tế thì không. Điều này đã trở thành một bí ẩn chưa được giải đáp trên cao nguyên Thanh Tạng trong nhiều thập kỷ, và rất ít người nói về nó. Không chỉ có dãy Himalaya, mà nhiều ngọn núi cao trên cao nguyên Thanh Tạng đều không có “sơn căn”, chẳng hạn như núi Gangdise và núi Kunlun. Những ngọn núi này đơn giản giống như những ngọn tháp lơ lửng trên không trên cao nguyên Thanh Tạng, khiến người dân rất lo lắng một ngày nào đó chúng sẽ sụp đổ.

Vận động tạo lục địa ở Himalayas

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra vận động tạo lục địa hình thành cao nguyên Thanh Tạng là nguyên nhân khiến dãy Himalaya không có “sơn căn”.

Khoảng 400-500 triệu năm trước, lục địa Lhasa thuộc Cao nguyên Thanh Tạng đã hợp nhất với lục địa khác và trở thành một phần của đại lục Gondwana cổ đại nguyên thủy.

Sau hàng trăm triệu năm, trong kỷ nguyên Tân Thế giới và Đệ Tứ tiếp theo, cao nguyên Thanh Tạng trải qua các vận động tạo núi dữ dội và bắt đầu trồi lên mạnh mẽ. Quá trình trồi lên này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Có lẽ vì nguyên nhân này mà những dãy núi khổng lồ trên cao nguyên Thanh Tạng không thể hình thành sơn căn. Cho đến ngày nay, điều này vẫn khiến nhiều nhà khoa học không thể tin được.

Làm thế nào để duy trì sự cân bằng cho dãy núi khổng lồ như vậy?

Vận động tạo lục địa có thể là lý do khiến dãy Himalaya không có sơn căn – nhưng một vấn đề khác vẫn rất nan giải, đó là, làm thế nào để những dãy núi khổng lồ trên cao nguyên Thanh Tạng này có thể duy trì thế cân bằng mà không có sơn căn?

Bắt đầu từ năm 1995, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã bố trí, dọc theo hướng Đông Tây trên dãy Himalaya, bốn siêu khoan tần với đại địa điện từ Magnetotellurics (MT) để thám trắc địa tầng, nghiên cứu cấu trúc lớp vỏ của cao nguyên Thanh Tạng. (MT là một phương pháp địa vật lý điện từ để tham khám địa tầng dưới bề mặt trái đất từ ​​các phép đo biến thiên trường địa từ và địa điện tự nhiên trên bề mặt Trái đất.) Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dưới ngọn núi Animaqing trên cao nguyên Thanh Tạng có tồn tại một không gian ngầm khổng lồ với diện tích khoảng 10 vạn đến 15 vạn kilômét vuông. Cho đến ngày nay, điều này vẫn khiến nhiều nhà khoa học không thể tin được.

Phỏng đoán về cánh cổng tiến vào địa tâm thế giới

Nhiều nhà nghiên cứu và người tu tập Phật giáo Tây Tạng tin rằng, thánh địa Cực Lạc trong thần thoại Tây Tạng – Shambala (hay còn gọi là Shangri-La), là nằm trên dãy Himalaya xa xôi, và các vị Lạt Ma vĩ đại của Tây Tạng từ bao đời nay đã canh giữ lối vào cực kỳ bí mật đó. 

Có nhiều suy đoán liên quan đến lối vào thế giới địa tâm (bên dưới lớp vỏ địa cầu): từ trường mạnh của Nam Cực, “khu vực lỗ đen” ở Bắc Cực, và tam giác quỷ Bermuda đều có thể là những cánh cổng thông đến thế giới khác.

Cao nguyên Thanh Tạng là sản phẩm của quá trình vận động địa chất; nó thực sự rất trẻ và có độ dày lớp vỏ rất mỏng. Trọng lực của một dãy núi khổng lồ như Himalayas hoàn toàn có thể xuyên qua lớp vỏ và hình thành hệ sơn căn khổng lồ trong lòng đất – nhưng trên thực tế thì không. Điều này đã trở thành một bí ẩn chưa được giải đáp trên cao nguyên Thanh Tạng trong nhiều thập kỷ.

Những bí mật gì ẩn tàng ở đó? Ngoài những phát hiện thám tác đã biết, chúng ta vẫn chưa tìm ra đáp án thuyết phục nhất để chứng thực nguyên nhân hình thành của nó – tôi tin rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời.

Theo Vision Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version