Đại Kỷ Nguyên

Ấn Độ cổ đại đã có công nghệ du hành vũ trụ?

Trái: Rama được chào đón khi quay về Ayodhya trên chiếc tàu bay Pushpak Vimana. Phải: hình vẽ chiếc tàu bay Shakuna Vimana – với đôi cánh và đuôi, được vẽ năm 1923 tại Ấn Độ. Nền: một đoạn chữ Phạn (Ảnh: Wiki)

Một báo cáo gây tranh cãi đã được trình bày tại hội nghị khoa học danh tiếng – Đại hội Khoa học Ấn Độ lần thứ 102 ở Mumbai. Báo cáo này khẳng định ngành hàng không và du hành vũ trụ tiên tiến đã được phát triển bởi người Ấn Độ cổ, hàng nghìn năm trước khi anh em nhà Wright phát minh máy bay vào năm 1903.

Báo cáo được trình bày bởi cơ trưởng Anand Bodas và Ameya Jadhav trong một buổi thảo luận với nhan đề “Khoa học cổ đại qua chữ Phạn.” Báo cáo nói rõ rằng trong kinh Vệ Đà 7.000 năm trước, máy bay được mô tả là có thể bay lùi và bay ngang. Chúng có thể chở người giữa các quốc gia, châu lục, và thậm chí cả các hành tinh.

“Có lịch sử được công nhận và lịch sử không được công nhận,” cơ trưởng Bodas phát biểu, theo tờ The National đưa tin. “Lịch sử được công nhận chỉ biết rằng anh em nhà Wright lái chiếc máy bay đầu tiên vào năm 1903,” nhưng người phát minh ra máy bay thật sự lại là nhà hiền triết Bharadwaja, sống khoảng 7,000 năm trước đây. “Máy bay cổ đại có 40 động cơ nhỏ.”

“Người phát minh ra máy bay thật sự lại là nhà hiền triết Bharadwaja, sống khoảng 7,000 năm trước đây. “Máy bay cổ đại có 40 động cơ nhỏ.”

– cơ trưởng Bodas

Kinh Vệ Đà là một tập hợp các văn bản tiếng Phạn có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ, là văn bản tiếng Phạn cổ xưa nhất, đồng thời cũng là quyển kinh Hindu cổ nhất. Một vài tác phẩm trong tập hợp này, như tập thơ Samhitas, được biết tồn tại ít nhất từ năm 1,700 trước công nguyên, nhưng một vài người cho rằng nó đã có từ rất lâu trước đó.

Chủ đề “máy bay” đã rất quen thuộc với những nhà lý thuyết du hành không gian thời cổ đại. Họ tranh luận rằng một vài trích đoạn là bằng chứng về các cuộc viếng thăm của người ngoài hành tinh. Người ta nói rằng sử thi Ramayana của Hindu có từ thế kỉ thứ 4 hay 5 trước CN, trong đó có viết: “Cỗ xe Pushpaka (tàu bay vimana hoa mỹ) giống như Mặt Trời và thuộc về anh trai ta đã được Ravana quyền lực mang đến; cỗ xe bay tuyệt vời đó đi bất cứ đâu tùy ý… cỗ xe đó giống như một đám mây sáng trên trời… và Nhà vua (Rama) bước vào, và cỗ xe mỹ hảo dưới sự chỉ huy của Raghira, bay cao lên không trung.”

Cơ trưởng Bodas nói rằng người Ấn Độ cổ đã phát minh ra công nghệ này, nhưng sau đó đã bị lãng quên theo thời gian và do bị nước ngoài đô hộ. Theo tờ ‘Times of India’, trong hội nghị có 6 người đạt giải Nobel cùng với nhiều học giả và các nhà khoa học có giải thưởng. Báo cáo đã gặp phải nhiều sự hoài nghi, cho rằng đó là “mạo danh khoa học,” và tranh cãi rằng giả thuyết này không có bằng chứng vững chắc khi trích dẫn tài liệu tôn giáo cổ.

Hiệp hội Đại hội Khoa học Ấn Độ (ISCA) là một tổ chức khoa học hàng đầu của Ấn Độ, với hơn 30.000 thành viên là các nhà khoa học. Nhiệm vụ của ISCA là phát hành tạp chí, tổ chức hội nghị và thúc đẩy sự phát triển khoa học.


Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Khoa học Ấn Độ (ISC) lần thứ 102 tại Mumbai vào ngày 3/1/2015. (Indranil Mukherjee/AFP/Getty Images)

Một nhà khoa học của NASA – tiến sĩ Ram Prasad Gandhiraman – đã khởi động một cuộc thỉnh nguyện trực tuyến trước cuộc hội nghị để phản đối một số bài thuyết trình có sự hòa trộn giữa khoa học, thần thoại và chính trị của những người theo chủ nghĩa dân tộc Hindu. Tuy nhiên, cũng có nhiều người khác, như một nhà khoa học Ấn Độ đến từ Mỹ để tham gia hội nghị, lại cho rằng việc xem xét các văn bản cổ là khá thuyết phục. Ông nói: “Kiến thức luôn phát triển, không bao giờ dừng lại. Vậy nếu tất cả những kiến thức này đều có vào thời cổ đại, tôi muốn biết nó đã dừng lại ở nơi nào? Tại sao nó lại không phát triển? Tại sao không có bước tiến mới? Nó bị dừng lại khi nào? Tôi không biết về thứ tự thời gian của các sự kiện, nhưng tôi rất sẵn lòng muốn tìm hiểu thêm.”

Để bạn đọc có thể mường tượng rõ hơn, sau đây là một video mô phỏng 3D tàu bay vimana trong các văn bản cổ.

Đăng lại với sự cho phép của Ancient Origins.

Exit mobile version