Cấu trúc Richat (hay con mắt của Sahara) là vùng địa chất đặc trưng duy nhất chỉ có thể tìm thấy ở sa mạc Sahara vùng Mauritania.
Ngay từ những chuyến thám hiểm không gian đầu tiên, nó đã thu hút được sự chú ý của các phi hành gia bởi hình dạng giống với một nhãn cầu khổng lồ trong lòng những triền cát đơn điệu của sa mạc.
Nhìn từ xa, con mắt của Sahara là một xoắn ốc lớn, giống như một bông cúc đá (hóa thạch) khổng lồ trên sa mạc, hoặc giống như một nhãn cầu. Với đường kính khoảng 50 km, cấu trúc này đã trở thành điểm mốc cho những chuyến thám hiểm không gian.
Nhiều thập kỷ trước, người ta cho đây là kết quả của một thiên thạch rơi xuống do hình dạng vòng tròn đồng tâm của nó, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trên thực tế, đây là một cấu trúc đối xứng của một vòm nếp lồi bị xói mòn qua hàng triệu năm và cái chúng ta nhìn thấy là phần lõi của nó.
Trung tâm của cấu trúc này được cấu thành từ đá cacbon (đá vôi và dolomite) có niên đại từ kỷ Proterozoic đến kỷ Ordovic, với khoảng trống chứa silic, hình thành khi vùng núi đá vôi sụp xuống, nó tràn qua các vòng đê bazan, kimberlite và đá núi lửa tính kiềm kỷ Phấn trắng (giai đoạn thứ ba và giai đoạn cuối cùng của Đại Trung sinh, với đặc trưng là những vỉa đá vôi lớn. Động vật thống lĩnh là loài bò sát và thực vật là các cây hạt trần).
Trong số các nghiên cứu đã thực hiện cho đến nay về “con mắt của Sahara”, không một nghiên cứu nào tìm thấy bằng chứng về tác động của một thiên thạch (tác động biến chất). Cấu trúc này và khoảng trống ở phần trung tâm được cho là biểu hiện bề mặt của một khối đá magma tính kiềm phức tạp ở kỷ phấn trắng (Creta). Nó đã tác động lên các khối đá già hơn, và lấp lên đá cartơ.
Video quan sát “con mắt của Saraha” từ xa cho đến gần:
Theo Đại Kỷ Nguyên Romania
Xuân Hà biên dịch
Xem thêm: