Điện thoại cũng cần tránh nóng nhưng vấn đề là chống nóng cho điện thoại bằng cách nào?
Nhiệt độ cao chắc chắn là vấn đề thường thấy của những thiết bị điện tử, không chỉ vì chúng hoạt động sinh nhiệt mà chúng còn khá nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Điện thoại cũng vậy, khi gặp nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến các thành phần bên trong, gây ra hỏng hóc, thậm chí có thể cháy nổ rất nguy hiểm. Dưới đây là 5 lưu ý tránh nóng cho điện thoại trong những ngày thời tiết oi bức đang diễn ra:
Không để điện thoại trong túi quần hay áo
Để điện thoại trong túi quần, túi áo chật hẹp và nhiều ma sát sẽ làm điện thoại nóng lên. Khi kết hợp với nhiệt độ cao từ môi trường bên ngoài sẽ không an toàn một chút nào. Bạn không nên để điện thoại trong túi quần, túi áo vì nó có thể bốc cháy, phát nổ gây nguy hiểm cho chính bạn.
Bật chế độ máy bay khi cắm sạc
Khi sạc pin, điện thoại sẽ rất nóng, đặc biệt là những điện thoại trang bị công nghệ sạc nhanh, sử dụng viên pin dung lượng lớn. Vì vậy mà rất nhiều vụ việc điện thoại phát nổ xảy ra trong lúc đang sạc pin. Bật chế độ máy bay có thể giúp điện thoại hạ nhiệt nên bạn hãy lưu ý vấn đề này mỗi khi sạc pin điện thoại của minh nhé.
Không để lại điện thoại trong xe ô tô hoặc vứt trong cốp xe máy
Đây là một sai lầm lớn mà nhiều người vẫn thường xuyên mắc phải. Nhiệt độ cao trong không gian hẹp sẽ nhanh chóng làm điện thoại của bạn phát hỏa, khi đó nó có thể gây ra một sự cố khủng khiếp.
Không đặt điện thoại dưới gối
Nhiều người có thói quen đặt điện thoại dưới gối khi đi ngủ. Thói quen này vừa không tốt cho sức khỏe, vừa có thể làm điện thoại nóng lên rất nhanh.
Đừng nghĩ đến việc đặt điện thoại vào tủ lạnh
Nhiều người suy nghĩ đơn giản, điện thoại quá nóng mà chống nước thì mang đi rửa nước, còn không thì cho vào tủ lạnh là giải quyết được vấn đề. Thế nhưng không phải vậy, thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm hỏng các linh kiện điện tử vầ một số điện thoại làm bằng kính có thể nứt kính trong trường hợp này.
Huyền Ngọc