Đại Kỷ Nguyên

Chiêm ngưỡng siêu tàu sân bay mới gần 13 tỷ đô của Hải quân Mỹ (Video)

tàu sân bay

Hình ảnh minh họa chiếc tàu sân bay mang tên U.S.S. Gerald R. Ford được kết hợp giữa mô hình và ảnh kỹ thuật số. Đây là chiếc tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên thuộc thế hệ mới nhất của Hải quân Mỹ được chế tạo bởi hãng Newport News Shipbuiding. (Hình ảnh: Mike Dillard qua báo The Ford Class).

Chiếc tàu sân bay mới nhất của Hải quân Mỹ, U.S.S. Gerald R. Ford, đã trở thành vũ khí chiến tranh đắt nhất hành tinh do… chậm tiến độ. Tổng ngân sách ban đầu của dự án này là 6 tỷ đôla Mỹ, nhưng tính đến thời điểm này, tổng chi phí đã lên tới 12,9 tỷ đôla. 

Một số báo cáo cho rằng nguyên nhân của sự chậm trễ này là do chiếc tàu sân bay sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra độ chịu lực trước khi đưa ra triển khai.

Tháng 8/2015, tờ The Washington Post bình luận: “Chịu chung cảnh ngộ với nhiều chương trình khác, việc chế tạo những chiếc tàu sân bay thế hệ Ford này mắc phải sai lầm trong dự toán chi phí và sự lạc quan quá mức về thời gian hoàn thành”.

Đoạn phim về quá trình chế tạo chiếc tàu sân bay U.S.S. Gerald R. Ford:

Theo thông tin chính thức, chiếc tàu sân bay Gerald R.Ford sẽ đươc triển khai vào đầu năm 2016. Chiếc U.S.S. Gerald R. Ford là chiếc siêu tàu sân bay đầu tiên của thế hệ tàu sân bay Ford, được thiết kế để thay thế cho những chiếc tàu thế hệ Nimitz đang được sử dụng trong Hải quân Mỹ hiện nay. Chiếc Nimitz đầu tiên là U.S.S. Nimitz, được hoàn thành vào năm 1975 và chiếc Nimitz cuối cùng hoàn thành vào năm 2009 có tên là U.S.S. George H. W. Bush.

Việc cho ra đời các tàu sân bay thế hệ Ford được triển khai theo một quyết định về Hải quân được ban hành vào năm 1996 nhằm tạo ra một thế hệ tàu sân bay mới với những cải tiến về công suất và công nghệ.

Vậy thì những người Mỹ nhận lại được gì khi chi ra gần 13 tỉ đôla?

Với tuổi thọ khoảng 50 năm, chiếc Gerald R.Ford sẽ có khả năng chứa được 90 máy bay. Những cải tiến quan trọng nhất của chiếc tàu bay này là khả năng thực hiện 160 lần phóng máy bay một ngày so với con số 140 lần/ngày của thế hệ tàu Nimitz. Báo Naval Technology cho biết, điều này giúp tiết kiệm 30% chi phí bảo trì, trong khi lượng điện năng được tạo ra nhiều gấp 1,5 lần.

Chiếc tàu  Gerald R. Ford được thiết kế để chứa được ít thủy thủ hơn so với thế hệ tàu Nimitz, với dung lượng tối đa khoảng 4660 người.

Thay vì sử dụng cáp và hệ thống phóng chạy bằng hơi nước, các máy bay sẽ được phóng ra từ tàu sân bay bằng hệ thống phóng điện từ trường (EMALS).

Chiếc tàu U.S.S Gerard R.Ford được đặt theo tên của vị Tổng thống thứ 38 của Mỹ, với nhiệm kì từ năm 1974 đến năm 1977, ngài Gerald R.Ford. Tổng thống Ford đã từng phục vụ trên các tàu sân bay trong suốt Thế chiến thứ 2.

Video cuộc thử nghiệm hệ thống EMALS của chiếc tàu sân bay này:

Biên dịch Haily
Theo Visiontimes

Xem thêm:

Exit mobile version