Đại Kỷ Nguyên

Chip tiêm vào người để đo nồng độ cồn trong máu

Trong một dự án xác định chính xác nồng độ cồn trong máu người bệnh và đưa ra hướng điều trị, các nhà khoa học tại Đại học San Diego đã phát triển một chip cảm biến mà có thể tiêm trực tiếp vào cơ thể người.

Chip được thiết kế để tiêm bên dưới da, nơi nó sẽ nằm trong dòng chảy của máu bao quanh các tế bào.

Con chip này gồm ba cảm biến. Một cảm biến chính được phủ alcohol oxidase, một loại enzyme mà tương tác một cách có lựa chọn với cồn để tạo ra một chế phẩm mà có thể được nhận biết bằng điện hóa. Hai cảm biến khác đo các tín hiệu nền và độ PH, thứ ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đọc nồng độ cồn.

Dữ liệu thu nhận được thông qua một thiết bị đeo trên người giống như một đồng hồ thông minh, thứ sẽ được đeo gần nơi vị trí chip trên cơ thể. Chiếc đồng hồ sẽ gửi các tín hiệu vô tuyến tới chip và nhận tín hiệu phản hồi để hiển thị nồng độ cồn trong máu người bệnh.

Chip này sử dụng rất ít năng lượng (được truyền qua sóng của đồng hồ) và chỉ mất 3 giây để thực hiện phép đo. Các phép đo được thiết lập tự động sau mỗi khoảng thời gian nhất định tùy theo yêu cầu của người dùng.

Các nhà khoa học cho biết sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện công nghệ để có thể thay thế phương pháp đo nồng độ cồn bằng hơi thở thiếu chính xác hiện nay và đo bằng thử máu phức tạp.

TXL>TXL

Exit mobile version