Tại triển lãm xe hơi quốc tế Geneva khai mạc tại Thụy Sĩ vào ngày 9/3 vừa qua, hãng máy bay Airbus và công ty Italdesign của Italy đã trình làng mẫu “xe hơi bay” tự hành mang tên Pop.Up.
Phương tiện tương lai này về cơ bản là một khoang hành khách đặt trên một bệ gắn bánh xe. Khi giao thông bị ùn tắc, phần trên chiếc xe sẽ tháo rời khỏi phần bệ, khởi động cánh quạt rồi bay đi.
Mẫu xe hơi bay Pop.up tại triển lãm Geneva (Thụy Sĩ). (Ảnh: Internet)
Airbus cho biết loại xe này có thể giúp giảm tình trạng ùn tắc tại những thành phố bận rộn.
Chiếc xe được “thiết kế để đi liền với hai mô-đun đẩy điện độc lập, khác biệt (mô-đun mặt đất và mô-đun trên không)”.
Xe hơi bay của AirbusAirbus vừa công bố mẫu xe hơi kết hợp drone gọi là Pop.Up. Đây là phương tiện đầu tiên theo cấu trúc khối ghép (mô-đun), chạy hoàn toàn bằng điện, có mức phát thải bằng không được thiết kế để giảm ùn tắc ở các siêu đô thị đông đúc. (Ảnh: Internet) (Ảnh: Internet) (Ảnh: Internet) (Ảnh: Internet) (Ảnh: Internet) (Ảnh: Internet) (Ảnh: Internet)
|
Chiếc xe hơi không người lái tích hợp drone. (Ảnh: Internet)
Mathias Thomsen, giám đốc bộ phận Urban Air Mobility của Airbus tại triển lãm, cho hay:
“Thiết kế và ứng dụng thành công các giải pháp hoạt động có hiệu quả cả trên không và trên bộ đòi hỏi sự phối hợp của cả hai phân khúc hàng không và ô tô, bên cạnh việc hợp tác với các cơ quan chính phủ địa phương về mặt cơ sở hạ tầng và khung pháp lí.
Phương tiện này sẽ tháo rời khỏi phần bệ gắn bánh xe. Trong ảnh là ba bộ phận độc lập, tách rời của chiếc xe. (Ảnh: Internet)
CEO hãng Italdesign Jörg Astalosch nói thêm:
“Ngày nay, xe hơi là bộ phận của một hệ sinh thái rộng lớn hơn rất nhiều: nếu bạn muốn thiết kế mẫu phương tiện đô thị cho tương lai, [việc nâng cấp cải tiến] loại xe hơi truyền thống tự nó không thể là giải pháp cho các siêu đô thị đông đúc. Cũng cần phải tính đến cơ sở hạ tầng thông minh và mang tính bền vững, các ứng dụng, sự tích hợp, hệ thống năng lượng, quy hoạch đô thị, các khía cạnh xã hội v.v…
Loại xe này sẽ được đưa vào sản xuất trong năm 2021. (Ảnh: Internet)
“Vào những năm tới vận tải đường bộ sẽ chuyển dịch sang cấp độ tiếp theo: từ các tính năng chia sẻ, kết nối và tự động hóa, nó sẽ trang bị thêm tính năng đa phương thức và di chuyển vào chiều thứ 3”.
Khi ở trên không, xe có thể di chuyển với vận tốc lên đến 98km/h.
Airbus hy vọng mẫu xe mới có thể giúp giảm ùn tắc. (Ảnh: Internet)
Một khi ở trên không, Airbus cho biết hy vọng chiếc xe có thể tự vận hành để đón trả người và khoang hành khách tại điểm đến.
Mẫu xe này dự kiến sẽ được đưa vào sản xuất trong năm 2021.
Video:
Quý Khải
Xem thêm: