Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg và vợ mới cưới vô tình xuất hiện trong trong một bản tin truyền hình của Trung Quốc năm 2012. Hay vào tháng 10 năm 2014, Mark ấy nói chuyện bằng tiếng Phổ Thông trong phần hỏi đáp của sinh viên tại một trường đại học của Trung Quốc. Những điều này có thể cho chúng ta thấy người sáng lập Facebook có thể đang nhắm tới điều gì.
Nhưng có lẽ các tín hiệu đã rõ ràng hơn khi anh ấy tiếp đón vị chính trị gia phụ trách kiểm duyệt Internet tại Trung Quốc và bắt đầu phân phối cuốn tiểu sử của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình tại văn phòng Facebook tháng 12 năm 2014, một động thái đã bị lên án mạnh mẽ, thậm chí đối với cả những người dùng Internet tại Trung Quốc đại lục.
Từ việc Facebook gỡ bỏ bài viết về một cuộc biểu tình tự thiêu của một nhà hoạt động Tây Tạng, hay khóa toàn bộ tài khoản của một nhà văn Trung Quốc đang sống lưu vong tại Đức, cho thấy mạng xã hội này dường như đang áp tiêu chuẩn kép về loại thông tin mà nó sẽ kiểm duyệt.
Tham vọng của mạng xã hội khổng lồ về việc hoạt động tại Trung Quốc không phải là điều gì mới mẻ. Ngay từ đầu năm 2010 và 2011, Zuckerberg đã đến thăm công ty Công nghệ Internet tại Trung Quốc và thậm chí còn trò chuyện cùng Giám đốc Điều hành của Sina vào thời điểm đó. Tin đồn cho rằng, Facebook đang tìm kiếm cơ hội để cung cấp dịch vụ tại Trung Quốc thông qua Sina.
Nhưng việc đó không bao giờ xảy ra, và có lẽ vì lý do khá dễ hiểu: không ai có thể mở một mạng xã hội tự do tại Trung Quốc mà không bị chính phủ can thiệp. Twitter đã bị khóa ở Trung Quốc, Linkedln cũng gặp nhiều rắc rối về việc kiểm duyệt nội dung tại nước ngoài khi cố gắng thâm nhập vào Trung Quốc, và Google đã bỏ thị trường Trung Quốc vào năm 2010 sau khi nghi ngờ tin tặc Trung Quốc đã thâm nhập vào mạng bảo mật của họ.
Vì những điều này, Facebook có lý do để bước đi thận trọng. Nhưng rõ ràng là Giám đốc Điều hành Mark Zuckerberg đang nhắm đến thị trường lợi nhuận khổng lồ này.
Trung Quốc có nền tảng khách hàng tiềm năng trên 1 tỷ người, với hơn 600 triệu người dùng Internet. Nhưng điều tệ hại nhất đối với người dùng Trung Quốc là sự kiểm duyệt Internet mà họ phải chịu đựng hơn một thập kỷ qua.
Ram Srinivasan, Epoch Times