Tính năng hoặc ứng dụng đời cũ chưa thể tương thích ngay với iOS phiên bản mới là nguyên nhân khiến người dùng có cảm giác iPhone chậm đi.
Theo trang tin công nghệ Business Insider (BI), hãng phần mềm Futuremark đã tiến hành đánh giá, so sánh tốc độ chip xử lý của các mẫu điện thoại iPhone gồm: 5s, 6, 6s và 7.
Họ nhận thấy tất cả những mẫu điện thoại này đều vẫn duy trì đúng tốc độ xử lý của nó ngay cả khi một mẫu điện thoại iPhone mới được tung ra. Tuy nhiên vì sao người dùng vẫn thấy các mẫu iPhone cũ chạy chậm hơn mẫu iPhone vừa “ra lò”?
Các kiểm nghiệm của hãng Futuremark đã chứng minh rằng, các chip xử lý trong điện thoại iPhone 5s được sản xuất từ năm 2013 cũng vẫn hoạt động tốt khi chạy phiên bản HĐH mới nhất iOS 11 của Apple, tốt như khi chúng chạy trên nền tảng HĐH iOS 9 công bố năm 2015.
Với các bài kiểm tra tương tự đối với iPhone 6, iPhone 6s và iPhone 7, hiệu suất GPU của chúng có tăng lên. Tuy nhiên hiệu suất CP lại giảm nhẹ
Một số người theo thuyết âm mưu cho rằng Apple đã cố tình kéo ì tốc độ xử lý trên các máy iPhone đời cũ mỗi khi công bố mẫu iPhone mới nhằm khuyến khích người dùng “lên đời” cho chiếc iPhone của họ. Tuy nhiên cho tới nay, vẫn chưa có chứng cứ hay dữ liệu nào chứng minh được giả thuyết này.
Thời điểm Apple ra mắt iPhone mới thường trùng vời thời điểm hãng ra mắt phiên bản hệ điều hành iOS mới.
Theo BI, tốc độ xử lý của một chiếc iPhone cũ bị ảnh hưởng nhiều hơn vì các phiên bản mới của hệ điều hành iOS và những bản nâng cấp ứng dụng đi theo hệ điều hành dó.
Các phiên bản iOS mới, cũng như các ứng dụng mới được thiết kế để đáp ứng bản cập nhật của iOS, thường chứa những tính năng vốn được thiết kế để chạy trơn tru với phần cứng của mẫu iPhone mới.
Các phiên bản hệ điều hành iOS mới và các ứng dụng được tung ra sau khi iPhone mới ra mắt có thể không được tối ưu hóa để hoạt động với các vi xử lý trong những mẫu iPhone cũ.
Ngoài ra việc các iphone cũ lại trở nên chậm chạp hơn có thể do 2 nguyên nhân sau:
Phần cứng yếu dần:
Không thể phủ nhận, theo thời gian, các yếu tố phần cứng cũng sẽ kém dần đi. Điển hình như, pin máy sẽ bị “chai” dần theo năm tháng. Theo Apple cho biết, pin của iPhone chỉ hoạt động tốt trong vòng 400 lần sạc đầu tiên. Bởi vậy, nếu bạn xả và nạp lại pin mỗi ngày, thì chỉ hơn 1 năm, pin iPhone sẽ chỉ có khả năng cung cấp được cho bạn khoảng 80% công suất ban đầu và có thể giảm xuống 50% vài năm tiếp theo sau đó.
Thực tế, đây cũng là một trong các mánh khóe của hãng. Phần cứng thiết bị cũ yếu dần, khi sản phẩm mới ra có cấu hình mạnh mẽ hơn lại càng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Phần mềm được phát triển dựa trên phần cứng:
Chắc chắn một điều, phần cứng điện thoại di động ngày nay đang phát triển với tốc độ cực nhanh. Chỉ cần so sánh giữa các thế hệ iPhone khác nhau, bạn có thể dễ dàng nhận ra điều đó.
Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của yếu tố phần mềm di động. Như các thế hệ điện thoại đời cũ, các lập trình viên phải viết phần mềm sao cho phù hợp với những bộ vi xử lý (CPU) và đồ họa (GPU) chậm chạp lúc đó. Song, giờ đây, với các yếu tố phần cứng mạnh mẽ hơn nhiều, suy nghĩ của họ cũng cũng được phát triển tương thích với nền tảng mới mà không phải cố gắng hạn chế hiệu năng các phần mềm như trước.
Tuy nhiên cũng theo theo lời khuyên của BI, mặc dù trên thực tế đúng là những mẫu điện thoại cũ hơn sẽ hoạt động chậm dần đi theo thời gian, nhưng những mẫu gần đây như iPhone 6s thì vẫn có hiệu suất hoạt động rất ổn.
Một điều dễ thấy được rút ra từ việc các iphone cũ thường hay hoạt động kém hơn đơn giản là vì các phần mềm trong phiên bản hệ điều hành mới được viết để phù hợp nhất với cấu hình mạnh mẽ từ các sản phẩm gần nhất.
Sơn Tùng