Đại Kỷ Nguyên

Trang Instagram giải thích ý nghĩa logo của các thương hiệu nổi tiếng, chẳng khác gì một cuốn bách khoa toàn thư về logo

Mỗi ngày chúng ta nhìn thấy rất nhiều logo nhưng có khi nào bạn thắc mắc ý nghĩa của chúng là gì? Ẩn sâu trong đó là những câu chuyện, những hàm ý hết sức đặc biệt đấy.

Logo đóng vai trò tối quan trọng trong bộ nhận diện thương hiệu vì thế chúng được các nhà thiết kế chăm chút từng đường nét nhỏ và mang ý nghĩa, thông điệp nào đó chứ không đơn giản chỉ làm cho đẹp.

Trang Instagram Anatomy of Logos (@anatomyoflogos) được tạo ra để kể cho bạn biết câu chuyện về logo của những thương hiệu nổi tiếng thế giới. Sau đây là những gì thông tin mà bạn có thể tìm thấy được ở cuốn bách khoa toàn thư về logo này. Còn rất nhiều logo khác nữa nhưng ở đây chúng tôi chỉ chọn ra logo của những thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu.

Năm 1990, Toyota ra mắt logo mới bao gồm ba hình Elip chồng lên nhau tượng trưng cho sự thống nhất của khách hàng và trái tim của các sản phẩm đến từ Toyota.
Logo của Honda được thiết kế bởi nhà sáng lập Soichiro Honda và được lấy cảm hứng từ đôi cánh của nữ thần Nike (Nữ thần Hy Lạp cổ đại). Đây chính là nền tảng cho logo Honda ra đời.
Logo hiện tại của họ có màu đỏ, xanh lá và xanh nước biển đều thuộc gam màu cơ bản, nhưng chữ “o” lại thuộc màu vàng thứ cấp. Điều này mang một thông điệp rằng: Google không phải là một công ty thích “chơi đúng luật”.
Ý nghĩa của logo Volkswagen chỉ là chữ cái, được viết tắt để đại diện tên công ty, hãng xe và thông điệp: Chiếc xe của dân chúng!, chữ “V” có nghĩa là Volks – dân chúng, và chữ “W” có nghĩa là Wagen – những chiếc xe.
Cái tên “Twitter” có nghĩa là tiếng hót líu lo của loài chim, do đó công ty cũng phải chọn cho mình một hình ảnh thật phù hợp và ý nghĩa.
Biểu tượng trông như 1/4 của những vòng cung đồng tâm của The North Face được thiết kế bởi nhà thiết kế David Alcorn năm 1971, gợi nhắc đến Half Dome – một khối đá granit khổng lồ trong công viên quốc gia Yosemite (thuộc bang California).
Hình ảnh Logo Nike Swoosh diễn tả chiếc cánh của bức tượng thần vĩ đại ở Hy Lạp. Vị nữ thần chiến thắng, Nike, nguồn cảm hứng của rất nhiều những chiến binh vĩ đại và dũng cảm. Cùng với những truyền thuyết của mình, người Hy Lạp đã tự hào nói rằng “Khi chúng tôi đến chiến trường và giành chiến thắng, chúng tôi nói đó là Nike.”
Logo mới vẫn có 4 màu chủ đạo, bao gồm đỏ, xanh lá, xanh nước biển và vàng. Tuy nhiên thiết kế của nó đã chuyển sang dạng hình vuông lớn với 4 ô nhỏ bên trong, hơi có nét nghiêng về giao diện Metro UI, thay vì hình lượn sóng như ở logo cũ. Ông Jeff Hansen – Tổng Giám đốc Chiến lược Thương hiệu Microsof cho biết ý nghĩa của logo mới nhằm thể hiện việc “hướng tới một kỷ nguyên mới mà Microsoft nỗ lực làm thế nào để sản phẩm của hãng có thể giúp người dùng cá nhân cũng như các doanh nghiệp trên thế giới nhận ra tiềm năng của họ”.
Logo của Motorola có hình cánh dơi và chữ M xếp thành hai đỉnh nhọn tượng trưng cho mong muốn dẫn đầu thị trường.
Tên Mitsubishi có hai phần: ”mitsu” có nghĩa là “ba” và hishi (sau đó trở thành “bishi” ở giữa) có nghĩa là “củ ấu”, một loại củ có hình chữ thập, và sau đó trở thành biểu tượng nổi tiếng của Mitsubishi. Nó còn được hiểu là ba viên kim cương đính với nhau, biểu hiện độ tin cậy, tính toàn vẹn, sự thành công và màu đỏ – màu của logo biểu thị sự tự tin và thu hút khách hàng hơn.
Logo của hãng thời trang cao cấp Louis Vuitton là sự kết hợp của hai ký tự “L” và “V”. Trong đó, phần chữ “L” được in nghiêng và ở phía dưới, chữ “V” được viết hoa tượng trưng cho chữ cái đầu của nhà sáng lập thương hiệu này.
Logo Logitech Gaming phải đủ khác biệt so với tên công ty nhưng vẫn phải tạo nên sự quen thuộc. Logo này mô tả phòng thí nghiệm nơi Logitech tạo ra thiết bị game của họ.
Logo hình khuôn mặt của LG là đại diện mối liên kết giữa thế giới, cho tuổi trẻ, tương lai, con người và công nghệ. Trong khi đó, màu đỏ tượng trưng sự thân thiện và mạnh mẽ mà nhà sản xuất này muốn hướng đến.
Có thể khó tin nhưng sự ra đời của cái tên Kodak khá đơn giản, nhà sáng lập George Eastman tin rằng tên thương hiệu cần ngắn gọn, không thể khiến người khác nhầm lẫn và thú vị nhất là nó cần không có ý nghĩa gì cả. Ông ta cũng là fan cứng của chữ “K”và kết quả là từ Kodak ra đời, đáp ứng tất cả các tiêu chí ông đặt ra.
Chú robot nhỏ màu xanh này được thiết kế theo phong cách “uni-sex” và lấy cảm hứng từ biểu tượng nam và nữ treo trước cửa nhà vệ sinh. Nó được thiết kế một cách đơn giản và dễ nhận ra.
Logo Dominos đầu tiên được tạo ra vào những năm 1960, được tạo ra vì hai lý do. Đầu tiên nó tìm cách thu hút nhiều khách hàng hơn do màu sắc tươi sáng của logo. Màu đỏ, trắng và xanh dương có ý nghĩa rất cao để thu hút số lượng người lớn nhất có thể. Ba dấu chấm trên logo tượng trưng cho ba vị trí Dominos ban đầu được mở tại thời điểm đó.
Chữ “E” trong logo của Dell chính là biểu tượng cho mong muốn thay đổi thế giới (turned the world) on its ear) của Michael Dell.
Logo Bluetooth được viết tắt từ hai chữ H và B trong Harald Bluetooth (Harald “Bluetooth” Gormsson), tên của vị vua Viking nổi tiếng về khả năng giúp mọi người có thể giao tiếp, thương lượng với nhau.
Để có một thiết kế đơn giản mà đầy ấn tượng họ đã chồng hai cặp chữ BB lại với nhau.Nhằm nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của từ “BB” trong thiết kế của họ.Và để cho thiết kế thêm phần biểu trưng nhằm kích thích tiềm thức của người xem,họ đã chuyển đổi phần chữ thành màu trắng và phần bên trong thành màu đen.
Logo của Apple được thiết kế bởi Rob Janoffin vào năm 1977. Logo này có hình một quả táo được cắn dở. Theo Steve Jobs, tên của Apple được lấy cảm hứng từ một lần đi thăm trại táo trong thời gian ăn kiêng của ông.
Thiết kế logo của Nitendo Switch dựa theo hai mảnh của bộ điều khiển này. Và được lấy cảm hứng từ “biểu tượng âm dương” của á đông, gợi cho chúng ta về khả năng chuyển đổi chức năng giữa hai mảnh của bộ điều khiển.
Mặc dù có thể trông nó giống như một biểu tượng khó tạo nhưng bạn có thể dễ dàng tạo ra logo này bằng cách sử dụng một hình vuông màu đỏ, một hình tam giác màu trắng và một hình bình hành màu đỏ.
Logo Under Armour bao gồm chữ “U” trên đầu chữ “A”, tạo thành chữ cái đầu của công ty – “UA”. Giống như một dấu chéo, logo là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất trong ngành công nghiệp may mặc.
Những màu sắc này đại diện cho lá cờ của nước Mỹ, nhưng ý nghĩa của nó thì lại hoàn toàn khác. Pepsi đã tiêu tốn khá nhiều tiền để thiết kế mẫu logo hiện tại, tuy rằng khá giống với những mẫu trước đó, nhưng điều chỉnh một chút cũng mang lại khá nhiều ý nghĩa đặc biệt. Khi phải thuyết trình về mẫu logo mới này, nhóm thiết kế đã sử dụng đến 27 trang tài liệu giải thích về ý nghĩa của nó. Theo đó, nó đại diện cho từ trường Trái Đất, phong thủy, thuyết tương đối… và nhiều thứ khác nữa.
Cái tên “Adidas” chính là sự kết hợp giữa chữ cái đầu tiên và chữ cái cuối cùng của người thành lập công ty – Adofl Dassler. Ba đường kẻ sọc nguyên bản của Adidas tạo nên hình tam giác trông như một ngọn núi, tượng trưng cho những thách thức và mục tiêu mà tất cả những vận động viên phải đối mặt và vượt qua.
Vào thời kỳ đầu của những năm 50, NBC trược thuộc quyền sở hữu của RCA (Radio Corporation of America) – công ty tiên phong trong dòng sản phẩm TV màn hình màu. Hình ảnh đuôi công cách điệu nhiều màu sắc trở thành biểu tượng logo của NBC với ý nghĩa cho những ai vẫn còn xem màn hình trắng – đen rằng họ đã bỏ lỡ nhiều điều mới mẻ.
Hầu hết mọi người sau khi nhìn vào biểu tượng này đều nhận ra rằng đó chính là chữ “M” đại diện cho chữ cái đầu của tên công ty. Nhưng về phía McDonald’s, họ lại muốn mang lại cho khách hàng của mình một thông điệp khác. Chữ “M” với đường tròn phía trên giúp cho mọi người liên tưởng đến bộ ngực của người phụ nữ và gây cho họ cảm giác đói. Điều này có vẻ khó tin với nhiều người, nhưng chắc chắn sau khi biết điều này, bạn sẽ nhìn chữ “M” đó theo cách hoàn toàn khác.
Chữ O trong logo của Vodafone vừa là dấu mở đầu và là dấu kết thúc của hội thoại. Các nhà thiết kế muốn thể hiện rằng khi sử dụng Vodafone, người dùng có thể trò chuyện cùng nhau bất cứ lúc nào.
Logo của TripAdvisor giống như một con cú tượng trưng cho sự thông minh và uyên bác. Đôi mắt với 2 màu xanh và đỏ tượng trưng cho sự lựa chọn của du khách, giống như đèn tín hiệu giao thông: xanh – nên đi, đỏ – chắc chắn là không.
Dịch vụ internet Airbnb, trang web tìm chỗ nghỉ khắp nơi trên thế giới, đã chọn một biểu tượng kỳ lạ trông giống như chiếc kẹp giấy. Nhưng trên thực tế, logo có ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều so với vẻ bề ngoài. Nó chứa 4 yếu tố: đầu của một người đại diện cho người dùng trang web; kí hiệu của một vị trí trên bản đồ – nơi có nhà hoặc căn hộ; trái tim – dấu hiệu của tình yêu. Tất cả các ký hiệu này kết hợp với nhau để tạo chữ A cho Airbnb.
Hệ thống thanh toán quốc tế này đã quyết định sử dụng sự ảnh hưởng của màu sắc đến tâm lý người để thiết kế logo. Màu đỏ tượng trưng cho sự dũng cảm, niềm đam mê và những niềm vui khác. Màu vàng tươi sáng tượng trưng cho sự thịnh vượng. MasterCard cho rằng đây là những nền tảng cần thiết cho những người muốn làm giàu, vì thế 2 màu sắc này giao thoa ở giữa logo.
Marcus Samuel- người sáng lập ra Shell, cùng nhân viên của ông buôn bán bán dầu hỏa ở Ấn Độ. Sau mỗi chuyến đi như thế, họ tiện thể thu thập vỏ sò ở vùng biển phương Đông và mang trở về London bán để phục vụ việc chế tác đồ trang sức. Việc kinh doanh vỏ sò phổ biến đến mức họ đặt tên cho công ty vận tải và thương mại của họ là Shell. Và học bắt đầu sử dụng hình ảnh vỏ sò làm biểu tượng cho công ty bắt đầu từ năm 1904 và giữ nguyên hình ảnh đó đến ngày hôm nay. Dù hình dáng có được sửa vài lần hay thêm màu đỏ và vàng nhưng hình tượng vỏ sò vẫn được giữ nguyên đến tận bây giờ.

Huyền Ngọc (Tổng hợp)

Exit mobile version