Đại Kỷ Nguyên

Trộn gỗ thải vào xi măng để tăng độ bền và khả năng chống thấm

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc giá Singapore NUS đã phát triển một cách thức hoàn toàn mới để tái chế gỗ thải bằng cách trộn nó vào xi măng và vữa để tạo ra một loại vật liệu cứng hơn và chống thấm nước tốt hơn.

Trộn gỗ thải vào xi măng để tăng độ bền và khả năng chống thấm

Trong một năm, các nhà máy nội thất ở Singapore đã tạo ra nửa triệu tấn gỗ thải. Lượng rác thải này chủ yếu ở dạng phoi bào và mùn cửa. Hiện nay chỉ có một cách tích cực để tái chế gỗ thải là biến chúng thành loại than sinh học.

Than sinh học có nhiều lợi ích cho môi trường, Mặc dù phần lớn khối lượng của nó chỉ có thể được phân hủy trong thời gian từ 10 đến 20 năm, giải phóng carbon vào môi trường, than sinh học là một vật liệu tương đối bền và giữ cacbon trong thời gian hàng nghìn năm.

Để khám phá các ứng dụng thương mại khác của than sinh học, nhóm các nhà khoa học tại NUS đã phát hiện ra rằng nếu bổ sung một lượng nhỏ than sinh học vào xi măng hoặc vữa, vật liệu thu được sẽ có độ cứng tăng thêm 20% và khả năng chống thấm nước tăng 50%.

Theo tính toán, 50 kg gỗ thải có thể được trộn cho một tấn bê tông. Và mỗi ngôi nhà có diện tích sàn rộng 100 m2 tại Singapore sẽ tiêu thụ khoảng 6 tấn gỗ rác, góp phần giảm thiểu lượng rác tải công nghiệp.

Các nhà khoa học đang tiếp tục phát triển nghiên cứu để cải thiện tối ưu kết quả và có thể áp dụng vào khai thác thương mại.

TXL

Exit mobile version