Nhưng vào lúc này, Kathy biết rằng cháu biết, mà cháu cũng đã nghi ngờ rằng bản thân mình chính là luân hồi của người anh trai trước đây. Trường hợp này thực ra rất phức tạp. Nhưng đây chính là câu chuyện trung tâm trong cuốn sách thứ hai của tôi.
Bởi vì tôi nhận ra rằng hiện tượng luân hồi vào cùng một gia đình trong vòng một khoảng thời gian rất ngắn, ba, năm, mười năm, là điều xảy ra rất thường xuyên. Tôi nghĩ hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn mọi người tưởng.
Nhưng chúng ta không có đủ tư liệu trong rất nhiều trường hợp để nói chính xác xem điều này đã xảy ra thường xuyên như thế nào. Nhưng với tôi thì điều này thật đáng kinh ngạc. Rằng dường như chúng ta có thể lựa chọn khi luân hồi. Bởi vì nếu luân hồi chỉ là một hiện tượng ngẫu nhiên, thì chúng ta sẽ không nhìn thấy rất nhiều trường hợp luân hồi như thế trong cùng một gia đình. Nên hình như có điều gì đó, kiểu như ý thức, hay một loại quy luật tự nhiên có thể mang linh hồn, hay nguyên thần trở lại với cùng một nhóm trong cùng một gia đình. Và thông qua xem xét rất nhiều trường hợp, đôi khi có chuyện gì đó chưa giải quyết xong, nên đứa trẻ đã chết muốn quay lại với gia đình đó. Hoặc một ông hay bà có tình cảm quyến luyến với ai đó trong gia đình nên muốn quay trở lại với gia đình đó. Vì thế dường như có tình yêu, có chuyện gì đó chưa giải quyết xong, và có thể một số nhân tố khác đã mang linh hồn đó trở lại với gia đình. Tất nhiên, chúng ta chưa thể hiểu hết được sự việc này. Nhưng chúng ta có thể thu thập những gợi ý và một số manh mối từ những trường hợp như vậy.
…tôi nhận ra rằng hiện tượng luân hồi vào cùng một gia đình trong vòng một khoảng thời gian rất ngắn, ba, năm, mười năm, là điều xảy ra rất thường xuyên
Bản dịch tiếng Hoa cuốn sách đầu tay của Carol Bowman, Các kiếp trước của trẻ em (Nguồn: PureInsight.org)
PV: Làm sao cha mẹ nhận ra được khi nào con mình nói về kiếp trước?
Bà Carol: Sau khi nghiên cứu hàng trăm trường hợp, tôi bắt đầu nhận ra một số điểm tương đồng trong những trường hợp đó. Và tôi bắt đầu tìm cách giúp các bậc phụ huynh hiểu rằng đây là những ký ức từ kiếp trước chứ không phải là trí tưởng tượng. Và điều đầu tiên tôi phát hiện ra chính là tuổi của đứa trẻ. Những đứa trẻ sẽ liên tục có những ký ức này cho tới khi lên 7 tuổi. Thế nên nếu đứa trẻ hai, ba, hoặc bốn tuổi bắt đầu nói về hồi trước khi chúng còn lớn, hoặc chúng đã chết như thế nào, thì đó là một biểu hiện cho thấy chúng rất có thể đang nói về ký ức từ kiếp trước. Và khi đứa trẻ nói về những ký ức này thì chúng rất nghiêm túc, thẳng thắn, và thực tế. Và khi đứa trẻ nói về những điều tưởng tượng, anh có thể thấy được chúng cứ kể liên hồi (đổi giọng để nghe có vẻ kịch tính hơn): “Khi con lớn, con là thế này…. con là một cô công chúa….” Có một kiểu ngân nga trong giọng của chúng. Nhưng khi đứa trẻ nói về ký ức kiếp trước, chúng sẽ nói: (giọng nghiêm túc) “Mẹ có nhớ trước đây khi con chết không?” Chúng nói điều đó một cách rất trực tiếp, và điều này thường khiến cha me tạm dừng việc đang làm và chú ý lắng nghe. Họ có thể cảm thấy rằng đây là một kiểu giao tiếp quan trọng.
Và một điều gây chú ý cho các bậc phụ huynh là đứa trẻ ba tuổi sẽ đề cập đến những thứ mà một đứa trẻ ba tuổi bình thường không thể biết được. Chẳng hạn như cảm giác khi đeo một chiếc mặt nạ phòng độc trong một chiến trường, hoặc một quả bom đang rơi, hay những điều mà đứa trẻ chưa từng tiếp xúc. Hoặc có thể là điều đại loại như: “Khi con còn là một người mẹ, con đã có sáu đứa con và khi đó chúng con không có ô tô, nên chúng con cưỡi ngựa.” Khi một đứa trẻ hai hay ba tuổi nói về những chuyện kiểu thế với giọng điệu như vậy, thì hãy chú ý, bởi vì chúng có thể đang liên hệ với một ký ức từ kiếp trước. Và đôi khi chúng biết các chi tiết của sự việc hoặc sử dụng những từ ngữ mà chúng thường không sử dụng.
Một đứa trẻ ba tuổi nói bảo mẹ rằng cháu đã từng là một phụ nữ tên Mary. Đó không phải là tên của cháu trong đời này. Và rằng cô ta đã chết vì thai lưu (deconception), đó là một thuật ngữ từ thế kỷ thứ 19 mà chẳng ai còn dùng (hiện nay dùng từ “stillbirth”). Vì vậy cha mẹ có thể nhận ra nhờ vào những gì đứa trẻ nói, và đôi khi đứa trẻ sẽ có những biểu hiện nhất định như con trai tôi. Cháu đã rất sợ những tiếng nổ lớn, và rồi cháu kể về thời gian trong chiến trận. Vì thế các biểu hiện hành vi của trẻ cũng có thể liên hệ đến câu chuyện. Thông thường nếu đứa trẻ nói nhiều hơn một câu, chúng cũng sẽ nhắc đi nhắc lại câu chuyện với những chi tiết tương tự trong một khoảng thời gian dài, có thể là hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí một vài năm. Và câu chuyện sẽ vẫn như vậy; nó sẽ không đổi theo thời gian. Khi đứa trẻ này lớn lên hoặc biết được thêm nhiều từ vựng, chúng sẽ bổ sung vào câu chuyện trước đây khi phát triển các kỹ năng ngôn ngữ. Nhưng theo thời gian câu chuyện nguyên gốc vẫn sẽ không đổi.
PV: Bà có thấy sự khác biệt nào giữa các gia đình không tin với những gia đình tin vào luân hồi không? Phản ứng của họ có khác nhau không?
Bà Carol: Trong hầu hết các trường hợp tôi đã nghiên cứu, các bậc phụ huynh đều không tin vào luân hồi trước khi trải nghiệm những gì xảy đến với con họ. Nhưng sau khi lắng nghe, quan sát con mình và nhận ra rằng luân hồi có thể là lời giải thích hợp lý cho những gì chúng nói, thì họ đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận. Cá nhân mỗi người đều hiểu rằng chúng ta đã trải qua nhiều kiếp sống, và nếu họ nhìn thấy điều đó ở con mình, thì họ hiểu rằng điều đó cũng áp dụng với bản thân họ. Vì vậy hiện tượng này đã thật sự mở rộng cái nhìn của họ về cuộc sống và cái chết. Và trong rất nhiều trường hợp, các bậc phụ huynh đã bảo tôi rằng nó đã lấy đi nỗi sợ cái chết trong lòng họ. Tôi nghĩ rằng với những bậc cha mẹ có tư tưởng cởi mở đối với luân hồi, giống như tôi, thì nó sẽ chỉ mở rộng sự hiểu biết của chúng ta. Luân hồi thực sự rất thực tại và gần gũi với mỗi người hơn là một thứ triết lý trừu tượng nào đó. Và tôi nghĩ nó có thể mở mang rất nhiều cho chúng ta. Tôi nghĩ nó có thể giải thích rất nhiều điều về tính cách con người mà ngành di truyền học và môi trường học chưa thể nắm bắt đầy đủ.
Theo tôi, khi tín ngưỡng của một số người nói rằng điều này là không tưởng, thì một số người sẽ dựng lên một bức tường chắc nịch đến mức thậm chí khi họ quan sát thấy điều này ở con mình thì cũng không thể thay đổi được quan điểm của họ. Và tôi không đồng tình với những người như vậy. Nhưng tôi biết chắc rằng có rất nhiều trường hợp ngoài kia chưa được báo cáo, bởi vì niềm tin của các bậc phụ huynh đã tuyên bố một cách mạnh mẽ, cứng nhắc rằng điều này không thể xảy ra. Vì thế tôi nghĩ rằng cần phải có một trường hợp thật rõ rệt thì mới có thể phá tan bức tường quan niệm của họ.
PV: Bà có thể cho biết động lực nào đã khiến bà viết hai quyển sách đó không?
Bà Carol: Sau khi tôi có trải nghiệm đó với con trai, và bắt đầu tiến hành nghiên cứu và nói chuyện với các bậc cha mẹ khác, tôi nhận thấy rằng chưa có ai thực tổng hợp lại những thông tin này cho các bậc cha mẹ. Làm thế nào tôi có thể nhận diện được những ký ức này? Và nên làm gì nếu con của bạn bắt đầu nói về kiếp trước? Đây là việc tốt hay xấu, bạn có thể giúp chúng không? Bạn nên làm gì? Thế nên tôi nhận ra rằng có lẽ tôi là người sẽ viết một cuốn sách về những điều như vậy. Tôi có hứng thú và tôi cũng có các trường hợp trong tay. Và tôi nghĩ rằng cuốn sách sẽ thực sự hữu ích cho các bậc cha mẹ khác khi có một sự chỉ dẫn nào đó, vì khi tôi trải nghiệm hiện tượng này lần đầu tiên với con trai, tôi đã không hề biết gì cả. Tôi đã phải tự mình tập hợp tất cả mọi thứ. Vì vậy tôi đã viết cuốn sách Các kiếp trước của trẻ em, chủ yếu dành cho các bậc phụ huynh nhưng cũng dành cho bất kỳ ai quan tâm đến chủ đề luân hồi. Và đặc biệt là dành cho cha mẹ, để họ có những kỹ năng để áp dụng với con mình nếu chúng gặp những ký ức về kiếp trước. Và tôi muốn giải thích với họ rằng nó thực sự… nó rất có thể mang lại ích lợi cho đứa trẻ khi chúng kể về những ký ức này.
Trên thực tế, tôi cảm giác rằng nếu bạn phớt lờ, phủ nhận, hoặc ức chế chúng theo một cách nào đó thì sẽ có hại cho đứa trẻ. Bởi vì đây là điều mà đứa trẻ cần nói ra.
Đôi khi, ngay cả với một ký ức vui vẻ, chúng cần được lắng nghe và công nhận rằng, ừ, đây là sự thật. Điều đó thuộc về trong quá khứ, còn bây giờ con đang ở đây. Điều này chẳng tuyệt vời sao? Và với những ký ức đau thương, đôi khi các bé chỉ cần nghĩ một chút và chia sẻ chúng ra như cách chúng ta vẫn thường làm với những đau khổ mà chúng ta trải nghiệm trong cuộc đời. Nếu bạn ức chế trẻ nói, nó sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn. Nên thông qua việc nói về nó, và giúp đứa trẻ đối mặt với quá khứ và những cảm xúc xung quanh ký ức đó, thì bạn thực sự đang giúp đỡ trẻ. Đó là lý do tại sao tôi viết cuốn sách cuốn sách đầu tiên.
Trở về từ thiên đường: Những thân nhân đầu thai vào gia đình bạn (Nguồn: Internet)
PV: Thế còn cuốn thứ hai thì sao?
Bà Carol: Tôi viết Trờ về từ thiên đường, cuốn sách thứ hai, bởi vì tôi biết được các trường hợp trẻ em chết vì tai nạn giao thông hoặc bệnh tật đã quay về với đúng người mẹ của nó trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Và đối với tôi thì đây quả là một điều kỳ diệu. Đối với những bà mẹ đã trải nghiệm nó mà tôi đã nói chuyện, thì sự việc này đã hoàn toàn thay đổi cảm xúc đau thương của họ. Nó cho họ hy vọng. Nó cho họ niềm an ủi khi biết rằng, bằng một cách thức kỳ diệu nào đó, một số phương diện linh hồn của người thân yêu đã quay trở về với họ. Và họ sẽ tiếp tục yêu thương linh hồn đó như họ đã từng rất yêu thương trước đây. Tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu được ngụ ý đằng sau cái chết, đằng sau sự tiếp diễn của cuộc sống, đằng sau sự tiếp nối của các mối quan hệ. Và cái cách mà chúng ta có được cơ hội ở gần những người chúng ta yêu thường và cái chết không phải là dấu chấm hết. Nên tôi nghĩ đây là sự thật, và nó cho người ta hy vọng và niềm an ủi khi đối mặt với sự ra đi của một người thân yêu. Nó không thay thế cho sự tiếc thương với người đã mất, vì chúng ta vẫn phải tiếc thương trước sự mất mát của những người mà chúng ta yêu quý. Nhưng nó cho chúng ta hy vọng, rằng trong tương lai, chúng ta lại có thể đoàn tụ với linh hồn này trong kiếp này hoặc kiếp khác. Đối với tôi, điều đó rất quan trọng.
Tác giả: Thanh Thanh
Đọc bản gốc ở đây.
Sử dụng bản dịch trên chanhkien.org
Xem thêm:
- Chuyên gia về luân hồi, TS Jim Tucker, nói chuyện về nghiên cứu ‘tâm linh’ trong giới khoa học Mỹ
- 6 sự việc kỳ diệu liên quan đến luân hồi khó có thể tin!