Đại Kỷ Nguyên

Cuộc phỏng vấn lý thú về Định lý Bất toàn

Ảnh chụp màn hình Youtube/Nhận Thức Mới

Nguồn mã DNA là gì? Đó là câu hỏi thách đố trị giá 10 triệu USD, và là nguồn cảm hứng để kênh NHẬN THỨC MỚI nêu lên như một câu hỏi phỏng vấn dành cho ký giả khoa học Phạm Việt Hưng: “Liệu giới khoa học có thể trả lời câu hỏi thách đố đó không?”. Đây là một câu hỏi lớn của sinh học tiến hóa, nhưng thật bất ngờ, câu trả lời của Phạm Việt Hưng dẫn tới Định lý Bất toàn của Kurt Gödel như một logic tất yếu không thể tránh khỏi. Trong cuộc phỏng vấn này, đáp lại những câu hỏi “điểm huyệt” khoa học hiện đại là những câu trả lời đầy ắp thông tin quý hiếm, thể hiện một nhận thức luận hoàn toàn mới đối với sinh học nói riêng và khoa học nói chung. Xin trân trọng giới thiệu video cuộc phỏng vấn này: “Định lý Bất toàn | Tập 1: Khám phá khoa học sánh ngang Thuyết tương đối”.

Cuộc phỏng vấn này kéo dài trong khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Trong ngót nửa tiếng đồng hồ đầu tiên, câu chuyện xoay quanh vấn đề nguồn gốc sự sống, cụ thể là xoay quanh câu hỏi “Nguồn mã DNA là gì?”. 

Đó là một câu hỏi dành cho Thuyết tiến hóa – một Giải thưởng mang tên EVOLUTION 2.0 đã được thành lập để tặng thưởng cho bất kỳ ai có thể trả lời được câu hỏi về NGUỒN MÃ DNA, với số tiền thưởng lớn chưa từng có: 10 triệu USD!

Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với thuyết tiến hóa. Nhưng tiếc thay, các nhà tiến hóa gần như im lặng, không hưởng ứng giải thưởng này. 

Tại sao vậy? 

Vì câu hỏi của Giải thưởng này thực ra đã đụng tới giới hạn của khoa học: Nó đòi hỏi sinh học phải trả lời NGUỒN GỐC THÔNG TIN CỦA SỰ SỐNG!

Theo Lý thuyết thông tin, mọi thông tin đều bắt nguồn từ một trí tuệ thông minh, do đó thông tin của sự sống ắt phải bắt nguồn từ một NHÀ LẬP TRÌNH SỰ SỐNG. Đó là câu trả lời dựa trên logic, đồng thời dựa trên Lý thuyết thông tin và Định lý Bất toàn của Gödel. Nhiều nhà khoa học và triết học xuất sắc đã chọn cách trả lời này, điển hình là:

Francis Collins, nguyên Giám đốc Dự án Bản đồ Gene Người, đã cho xuất bản cuốn sách nổi tiếng “The Language of God”, đã được dịch ra tiếng Việt là “Ngôn ngữ của Chúa” (NXB lao Động 2008), trong đó khẳng định Chúa chính là tác giả của mã DNA, tức Nhà Lập Trình Sự Sống. 

Antony Flew, nhà triết học lừng danh người Anh trong thế kỷ 20, từng được coi là nhà biện hộ về mặt triết học của thuyết tiến hóa, đã cho xuất bản cuốn sách “THERE IS NO A GOD” (KHÔNG CÓ CHÚA). Flew là nhà triết học nổi tiếng với “chủ nghĩa bằng chứng” (evidentialism), và đối với ông, mã DNA là bằng chứng không thể chối cãi của Chúa. 

Nhưng các nhà tiến hóa theo chủ nghĩa Darwin không chấp nhận bất kỳ một lực lượng siêu tự nhiên nào, do đó họ bế tắc trước câu hỏi thách thức về “Nguồn mã DNA”. Đó là lý do họ tảng lờ Giải thưởng 10 triệu USD. 

Khi Collins và Flew kết luận Chúa chính là Nhà Lập Trình Sự Sống, vô tình họ đã có một kết luận phù hợp với hệ quả triết học của Định lý Bất toàn. Thật vậy: 

Định lý Bất toàn của Gödel chỉ ra rằng mọi hệ logic không thể chứng minh hệ tiên đề của nó. Cái đúng của một hệ logic nằm ngoài hệ logic ấy. Vì thế mọi hệ logic đều không thể chứng minh nguồn gốc của nó, bởi nguồn gốc chính là hệ tiên đề. 

Nói cách khác, Định lý Bất toàn của Gödel “vô tình” đã hợp tác với nhiều lý thuyết khoa học khác, đặc biệt là Lý thuyết Thông tin để khẳng định rằng khoa học động lực học phải dừng lại trước câu hỏi về “Nguồn mã DNA” để nhường chỗ cho logic suy diễn, rằng sự sống ắt phải có Nhà Lập Trình Sự Sống! Con người không bao giờ có thể nhận thức trực tiếp Nhà Lập trình Sự Sống, nhưng sự hiện hữu của Nhà Lập Trình Sự Sống là cần thiết, là điều kiện ẮT PHẢI CÓ, nếu không, câu hỏi về NGUỒN MÃ DNA sẽ vĩnh viễn không có câu trả lời!

Phần tiếp theo của cuộc phỏng vấn trên NHẬN THỨC MỚI dành trọn cho Định lý Bất toàn. Định lý này quá lớn nên câu chuyện của nó dường như vĩnh cửu, nói mãi không đủ. Đó là lý do để kênh NHẬN THỨC MỚI đánh số video này là Định lý Bất toàn Tập (1).     

Điều thú vị nhất và bất ngờ nhất là ở chỗ Định lý Bất toàn dẫn dắt chúng ta tới những hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất của con người, rằng con người thực ra là gì, con người khác hẳn và hơn hẳn computer ở chỗ nào, …

Tại sao có thể nói như vậy?

Vì Định lý Bất toàn chỉ ra rằng computer là một hệ logic cứng nhắc, rất nhanh và rất mạnh trong những tư duy theo chương trình, nhưng bất lực trước “những sự thật không thể quyết định được” (undecidable truths). Thật vậy:

Kurt Gödel được coi là Ông tổ của khoa học phần mềm của computer, vì đã cung cấp cho khoa học computer hai công cụ kỳ diệu:

Có thể nói không ngoa rằng không có ngôn ngữ mã hóa do Gödel sáng tạo sẽ không có khoa học computer. 

Nhưng chính computer lại giúp chúng ta thấy rõ ưu thế của con người là TRỰC GIÁC và Ý THỨC, cái làm cho con người khác hẳn và hơn hẳn computer.

Nói cách khác, nhận thức của con người có 2 vế: Một vế là tư duy logic máy móc (bán cầu não trái) và một vế là tư duy trực giác và tưởng tượng, tư duy tổng hợp (bán cầu não phải). Computer trở thành trợ thủ đắc lực của con người trong tư duy não trái, nhưng vô tích sự trong tư duy não phải. Thời đại ngày nay là thời đại kết hợp nhuần nhuyễn 2 dạng tư duy này, sao cho:

Với sự trợ giúp của tên đầy tớ đắc lực, ông chủ sẽ thả sức tung hoành! Có nghĩa là đã đến lúc con người phải ý thức được sự cao trọng của bản thân mình, để tận dụng “món quà thiêng liêng” mà Einstein đã nói, đó là TRỰC GIÁC!

Tận dụng trực giác tức là ý thức được PHẨM CHẤT CAO TRỌNG CỦA Ý THỨC. Rốt cuộc, sự hiểu biết sâu sắc về Định lý Gödel dẫn tới sự hiểu biết sâu sắc về “món quà thiêng liêng” là ý thức, qua đó có thể thấy việc coi con người chỉ đơn thuần là một động vật cao cấp là một sai lầm tệ hại về mặt nhận thức. 

Albert Camus, nhà triết học nổi tiếng người Pháp đoạt Giải Nobel văn học năm 1957, từng buồn rầu nhận xét: “Con người là sinh vật duy nhất từ ​​chối trở thành chính mình” (Man is the only creature who refuses to be what he is). Ý ông muốn nói: Con người là sinh vật duy nhất đã từ chối làm con người – một sinh vật vốn cao quý, vì nó có ý thức. Nhưng … 

KHÔNG! Với sự thấu hiểu Định lý Gödel, con người sẽ sống xứng đáng với giá trị vốn có của nó là … con người – “một cây sậy, một thứ yếu ớt nhất trong tự nhiên, nhưng có tư tưởng” (Blaise Pascal)

Exit mobile version