Đại Kỷ Nguyên

Curiosity cung cấp những chứng cứ đầu tiên về sự tồn tại của khí mê tan trên sao Hỏa

Cảnh trên sao Hỏa (Ảnh: NASA)

Robot tự hành Mars rover Curiosity lần đầu tiên đã ghi nhận lại được sự hiện diện của khí mê tan trong bầu khí quyển sao Hỏa, thông tin từ tạp chí khoa học Science.

Dấu vết khí mê tan trong bầu khí quyển sao Hỏa lần đầu tiên được phát hiện bởi một trong những kính viễn vọng mặt đất cách đây 10 năm trước. Sau đó, các nhà khoa học đã tìm thấy các bằng chứng mâu thuẫn khác nhau về sự tồn tại, cũng như không tồn tại của khí mê tan trên hành tinh Đỏ này.

Curiosity đã ở trên sao hỏa 2 năm trái đất, và trong thời gian này thiết bị đã xác nhận được sự tồn tại của khí mê tan, cũng như ghi nhận được sự tăng khí trong thời gian ngắn.

Theo nhận định của các chuyên gia, bởi vì khí mê tan xuất hiện do các hoạt động sinh học, nên phát hiện mới là bằng chứng cho thấy trên sao Hỏa đã từng tồn tại sự sống.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Nga

Mời xem thêm bài:

Curiosity lại tìm thấy bằng chứng tồn tại của sự sống trên sao Hỏa

Tồn tại sự sống trên sao Hỏa? Robot thám hiểm phát hiện hiện tượng ‘ợ’ khí metan bí ẩn

Exit mobile version