Phải chăng chúng ta đã hiểu sai về lịch sử? Phải chăng con người đã sinh sống trên Trái đất từ sớm hơn nhiều so với khoa học vẫn thường nghĩ? Khi xem xét tất cả các phát hiện gần đây, rõ ràng đây là một khả năng có thể. Nhưng những học giả chủ lưu khó có thể tiếp nhận khả năng này , bởi nó đồng nghĩa với việc viết lại lịch sử của chúng ta. Lịch sử của nhân loại và các vấn đề tôn giáo sẽ thay đổi rất nhiều, và đó là điều các học giả chủ lưu có lẽ chưa dám đối mặt.
Nhìn thoáng qua, dấu chân này trông không có gì quá đặc biệt, vì chúng ta có thể bắt gặp chúng ở bất cứ nơi nào trên Trái đất, nhưng đây không phải là một dấu chân bình thường. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng cấu trúc của nó, một dấu chân người hiện đại, nhưng điều đáng chú ý là dấu chân này đã hóa thạch và được khắc đậm vào một tảng đá. Một số nhà nghiên cứu tin rằng tảng đá có niên đại lên đến 290 triệu năm tuổi.
Đây là một con số thời gian chênh lệch quá lớn so với thuyết tiến hóa – vốn cho rằng con người chỉ mới xuất hiện khoảng vài chục nghìn năm trở lại đây. Nếu tuổi của tảng đá được chứng minh là đúng, nó sẽ thay đổi rất nhiều kiến thức trong xã hội chúng ta.
Nếu tuổi của tảng đá được chứng minh là đúng, nó sẽ thay đổi rất nhiều kiến thức trong xã hội chúng ta.
Nhà cổ sinh vật học Jerry MacDonald là người đã phát hiện ra dấu chân 290 triệu năm tuổi này ở New Mexico, Mỹ vào năm 1987. Vùng xung quanh dấu chân bí ẩn này là các vết tích hóa thạch của chim chóc và động vật khác. Việc phát hiện ra dấu chân con người này đã làm MacDonald đặc biệt chấn động, bởi vì ông và những người khác đều không thể giải thích được tại sao một dấu chân người hiện đại như vậy lại có thể nẳm tại vị trí của địa tầng kỷ Permi. Theo các học giả địa tầng này có niên đại từ 290 đến 248 triệu năm tuổi, rất lâu trước khi con người hay thậm chí chim chóc và khủng long từng tồn tại trên Trái đất, ít nhất là theo hiểu biết của khoa học hiện đại.
Liệu chúng ta có nên thay đổi cách thức suy nghĩ và nhìn nhận sự vật không? Hay chúng ta vẫn nên bám cứng vào cách suy nghĩ của khoa học hiện đại, nghĩa là đây không thể nào là một dấu chân người 290 triệu năm trước. Có vẻ như một cuộc tranh luận đang diễn ra. Có người tin chắc rằng lịch sử đã bị sai lệch, và có người cho rằng tất cả những phát hiện bí ẩn này thực ra chỉ là một trò lừa bịp đi quá xa thực tế.
Dấu chân 290 triệu năm tuổi này đã được các nhà cổ sinh vật học xếp vào loại khó giải, vì họ chưa hiểu được tại sao nó lại có ở đó, ai đã để lại nó. Về cơ bản một số người cho rằng để chứng minh dấu chân 290 triệu năm tuổi này không phải là giả mạo, thì chỉ cần tìm thấy một cái gì đó tương tự như vậy. Thật sự các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rất nhiều thứ chưa thể lý giải có liên hệ với dấu chân ở New Mexico này.
Trong bức ảnh này chúng ta có thể thấy một dấu chân tương tự có niên đại lên đến nhiều triệu năm tuổi, và điểm khác biệt duy nhất là đây là một dấu chân khổng lồ ở Nam Phi. (Ảnh chụp YouTube)
Xem thêm:
Có các cảm xúc lẫn lộn về dấu chân này trong cộng đồng các nhà nghiên cứu, và họ dường như không cố gắng phủ nhận, cũng như tranh luận về tính xác thực của nó. Hầu hết các nhà nghiên cứu đã bình luận như sau “Nó trông giống như một dấu chân người”. Chúng ta có thể nói rằng, nó không chỉ trông giống, mà rõ ràng là một dấu chân người.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch.
Xem thêm: 3 phát minh ‘hiện đại’ cách đây hàng triệu năm: Lò phản ứng, kính thiên văn, trang phục