Đại Kỷ Nguyên

Đến năm 2050, ước tính ô nhiễm không khí có thể giết 6,6 triệu người hàng năm

Ô nhiễm tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. (Ảnh: Greenpeace East Asia)

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy trong không khí có chứa các chất gây ô nhiễm, như Ôzôn (O3), cùng với các hạt phần tử gây ra khoảng 3,3 triệu ca tử vong trước tuổi hàng năm. Theo nghiên cứu, khoảng 75% các ca tử vong hiện đang xảy ra ở Châu Á.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu không có biện pháp đối phó, số người tử vong có thể sẽ nhân lên gấp đôi trong vòng 35 năm tới. Các ca tử vong đến từ hai loại chất gây ô nhiễm chính, một là bụi PM2.5s, và hai là Nitơ điôxít (NO2) (một loại khí độc). Xe vận hành bằng dầu diesel, xe tải, và xe buýt, tất cả các loại phương tiện này đều thải ra môi trường những chất gây ô nhiễm trên.

Ô nhiễm gây sốc từ các ngành công nghiệp thép ở TP. Bản Khê, Trung Quốc (Ảnh: Google)

Giáo sư Jos Lelieveld từ Viện Hóa học Max Planck ở Đức, người dẫn đầu nghiên cứu, đã nói: “Đây là một con số đáng sợ”, và nói thêm “ở một số quốc gia ô nhiễm không khí đang thật sự là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, và ở rất nhiều quốc gia đây thực sự là một vấn đề lớn”.

Xem thêm:

Đột quỵ, và đau tim là nguyên nhân của gần 75% các trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí. (Ảnh: Pixabay)

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng các chất gây ô nhiễm có thể tác động đến sự sinh trưởng, và thể tích phổi của một người. Các chất gây ô nhiễm cũng có liên hệ với các chứng bệnh nghiêm trọng có ảnh hưởng dài hạn đối với sức khỏe.

Các ví dụ bao gồm ung thư phổi, và bệnh về tim mạch.

Theo Reuters, các ca tử vong do ô nhiễm không khí đại đa số là do các bệnh về tim mạch, đột quỵ hay một loại bệnh về phổi gọi là Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Chứng bệnh này cũng có liên hệ với các ca tử vong do ung thư phổi, và chứng nhiễm trùng hô hấp cấp tính.

Đột quỵ, và đau tim là nguyên nhân của gần 75% các trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí — và khoảng 25% còn lại là do các chứng bệnh về hô hấp, và ung thư phổi”, theo trang Live Science.

Các nhà khoa học nhận thấy việc tính toán các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn cầu là một công việc đầy khó khăn, vì ở một số khu vực, người ta không giám sát chất lượng không khí. Họ cũng phát hiện ra rằng đối với những nơi chất lượng không khí được giám sát, mức độ độc hại của các hạt bụi khí thay đổi phụ thuộc vào nguồn phát tán.

Video mô phỏng của NASA cho thấy ô nhiễm không khí ở Châu Á lan rộng trên toàn cầu:

Tuy nhiên, dự tính số lượng rất lớn các ca tử vong sẽ được ghi nhận ở Nam Á, và Đông Á — và số các ca tử vong thường niên trên toàn cầu do ô nhiễm không khí có thể đạt ngưỡng 6,6 triệu người vào năm 2050, GS Lelieveld trao đổi với trang Live Science.

Theo Thời báo International Business Times: “Nếu xu thế tử vong sớm trước tuổi do ô nhiễm không khí là không thể tránh được, thì sẽ cần đến các biện pháp kiểm soát chất lượng không khí tăng cường, đặc biệt ở Nam và Đông Á”.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điều đặc biệt quan trọng cần phải làm là giảm thiểu lượng khí thải gây ô nhiễm từ việc tiêu thụ năng lượng trong dân cư ở Châu Á. Bằng cách giảm thiểu lượng khí thải nông nghiệp, chất lượng không khí sẽ cải thiện, đặc biệt ở Châu Âu, miền Đông Mỹ quốc, và Đông Á”, GS Lelieveld nói.

Tác giả: Troy Oakes, Vision Times.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version