Đại Kỷ Nguyên

Điểm danh 9 hiện tượng thời tiết kỳ lạ (P1): Sét hòn, 3 Mặt Trời, Trăng xanh…

hiện tượng thời tiết kỳ lạ

Ảnh: forteantimes.com

Như thể vòi rồng, cuồng phong và bão tuyết chưa đủ, Mẹ Thiên nhiên thường rất biết cách khiến chúng ta choáng ngợp với một số hiện tượng thời tiết vô cùng kỳ lạ: Từ cơn lốc lửa đến các trận mưa máu, trăng xanh… quả thực có cả một thế giới thời tiết kỳ lạ ngoài kia.

1) Mưa cá và mưa ếch

Ảnh: ancient-origins.net

Từ California (Mỹ) đến Anh Quốc đến Ấn Độ, nhiều người đã báo cáo nhìn thấy những dạng mưa vô cùng kỳ lạ: động vật nhỏ, ví như cá, ếch, rắn đã thỉnh thoảng rơi xuống bất ngờ từ trên trời, đôi lúc cách chốn có nước cả dặm đường. Các vòi rồng khuấy đảo quanh hồ hoặc đại dương có thể hút nước và bất cứ thứ gì trong đó lên vào những đám mây phía bên trên. Những cơn cuồng phong từ những đám mây bão này có thể mang theo những thùng hàng hóa cồng kềnh đi một khoảng cách xa trước khi thả chúng xuống những người đi đường xui xẻo phía dưới.

2) Những quả cầu lửa khổng lồ

Ảnh: Livescience

Trong nhiều thế kỷ, người ta đã báo cáo một hiện tượng điện tích kỳ lạ xâm nhập nơi ở, thường là trong những cơn giông bão. Những quả bóng ánh sáng, với kích thước từ một quả bóng golf cho đến một quả bóng đá, sẽ thỉnh thoảng trôi nổi lên trong không khí trong những cơn bão, gây choáng ngợp cho bất cứ ai chúng đối đầu.

Ảnh: forteantimes.com

Được gọi với cái tên “quả bóng sấm sét”, chúng không mùi, không phát nhiệt và rất ít âm thanh. Họ thường sẽ biến mất với một cú bốp khi đụng phải thứ gì đó tích điện, ví như một chiếc ti vi, mặc dù chúng thường sẽ phát nổ dữ dội hơn, đôi lúc bắt lửa và bốc cháy. Những quả cầu sáng này không chỉ gây khó hiểu cho những ai bắt gặp, mà còn cả các nhà khoa học. Trên thực tế cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích hợp lý nào cho việc hình thành các quả bóng sấm sét này.

3) Bầu trời đang đổ máu

Ảnh: ĐKN

Những cơn mưa máu đổ xuống từ bầu trời nghe có vẻ như một thứ gì đó bắt nguồn từ một bộ phim kinh dị của Hollywood, nhưng những cơn mưa nhuốm màu đỏ tươi như vậy trên thực tế đã được báo cáo từ thời La mã cổ đại. Mặc dù chúng thường sẽ làm mọi người sợ hãi, nhưng những cơn mưa này không phải là máu. Chúng được gây ra do bụi hoặc cát đỏ bay vào bầu khí quyển và được những cơn gió mạnh mang đi những khoảng cách dài, cuối cùng hòa trộn với những đám mây đen để nhuộm màu, hình thành nên những cơn mưa máu.

Ở Châu Âu, những cơn mưa máu này thường được nhuộm đỏ bởi cát bụi màu đỏ được mang đến xuyên lục địa từ Châu Phi nhờ những trận bão cát của sa mạc Sahara rộng lớn. (Các cơn mưa với màu sắc khác cũng đã được báo cáo và dường như có nguyên nhân tương tự: phấn hoa có thể tạo ra một cơn mưa tuyệt sắc màu vàng, bụi từ mỏ than tạo ra mưa đen u ám, và một số loại bụi khác sẽ tạo loại mưa trắng sữa.)

4) Nhìn thấy 3 mặt trời

Ảnh chụp màn hình/Youtube

Ngay cả trong một ngày trời trong, nắng đẹp, bầu trời cũng có thể mang đến cho bạn sự bất ngờ, ít nhất là với đôi mắt. Nếu Mặt Trời tiếp cận gần đường chân trời và có những đám mây ti hình lông chim nằm rất cao trên bầu trời, những ‘bóng ma’ Mặt trời thỉnh thoảng sẽ xuất hiện ở hai bên đầu cực của nó, làm hiển hiện tổng cộng ba Mặt trời tỏa sáng trên cao.

Những mặt trời ‘ma mị’ này thực sự là những đốm sáng rực được tạo ra khi các tia sáng Mặt trời bị khúc xạ bởi các tinh thể băng nhỏ xíu trong những đám mây cao tầng. Mặc dù chúng là một hiện tượng quang phổ khá phổ biến, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nhìn thấy chúng được, bởi không phải bao giờ bạn cũng nhìn thẳng trực tiếp về phía mặt trời? [Không có tấm bảo vệ mắt thích hợp, nhìn Mặt trời trực tiếp có thể khiến bạn bị mù.]

5) Trăng xanh

Ảnh: netdna-ssl.com

Mặc dù thuật ngữ “Trăng xanh” thường được dùng để chỉ các sự kiện xảy ra cách nhau hai năm rưỡi một lần khi mặt trăng tròn xuất liên tiếp hai lần trong cùng một tháng, nhưng rất hiếm khi Mặt trăng thật sự có diện mạo màu xanh dương. Các đám cháy rừng và núi lửa có thể bắn tro bụi và bồ hóng vào bầu khí quyển, nơi nó kết hợp với các giọt nước. Những giọt nước mang bồ hóng này có thể di chuyển hàng ngàn dặm trên khắp thế giới và có kích thước vừa đủ để tán xạ ánh sáng mặt trăng, khiến diện mạo mặt trăng xuất hiện màu xanh dương.

(còn tiếp)

Quý Khải

Exit mobile version