Đại Kỷ Nguyên

Điều gì đã gây nên trận Đại Hồng Thủy nổi tiếng trong lịch sử viễn cổ?

Điều gì đã gây nên trận Đại Hồng Thủy nổi tiếng trong lịch sử viễn cổ?

Một trận Đại Hồng Thủy cực lớn được xác định đã xảy ra vào thời viễn cổ nhấn chìm hầu hết các dấu vết của các nền văn minh cổ đại và nguyên nhân của nó vẫn còn là một bí ẩn cho đến ngày nay.

Một trong những điển tích nổi tiếng trong Kinh Thánh gắn liền với truyền thuyết về một trận lụt mang tính toàn cầu thời viễn cổ (còn gọi là Đại Hổng Thủy) là sự tích về con tàu Noah. Năm 1987, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công nhận sự tồn tại của con tàu Noah, thông qua các khám phá của nhóm thám hiểm Ron Wyatt trên đỉnh núi Ararat cao hơn 2000 m so với mực nước biển, nơi tìm thấy xác con tàu này.

Dấu tích con tàu Noah trên đỉnh núi Ararat, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: ĐKN
Con tàu huyền thoại là có thật, và đã được ghi nhận là “báu vật quốc gia” của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: ĐKN
Tờ báo lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ: Chính phủ xác nhận: “Đây là tàu Noah”. Ảnh: ĐKN

Về chi tiết quá trình khám phá con tàu này, quý độc giả có thể tham khảo bài viết sau:

Việc khám phá ra con tàu Nô-ê là một trong những bằng chứng quan trọng xác thực sự tồn tại của sự kiện Đại Hồng Thủy thời xa xưa. Trong loạt bài gồm 2 phần, chúng ta sẽ xem xét thêm các bằng chứng khoa học khác củng cố cho tính chân thực của sự kiện Đại Hổng Thủy, cũng như nguyên nhân tiềm năng cấu thành nên thảm họa lịch sử này.

Hiện tượng cổ chai di truyền

Các nhà khoa học DNA nhận thấy những đột biến tích lũy trong hệ gen ở loài người là rất nhỏ, nếu so sánh với các loài động vật có vú khác. Trên thực tế, toàn bộ loài người có sự đa dạng trong di truyền chỉ bằng khoảng 100 cá thể mà thôi. Nói một cách đơn giản, dù rằng số lượng người trên thế giới là rất lớn (khoảng 7,5 tỷ người tính đến thời điểm hiện nay), nhưng sự đa dạng di truyền trong quần thể người này chỉ vào khoảng 100 đơn vị người. Nguyên nhân của điều này được quy cho một sự kiện gọi là cổ chai di truyền (hay cổ chai dân số) – sự suy giảm mạnh mẽ quy mô, hay số lượng cá thể, của một quần thể sinh vật, do các biến động môi trường như động đất, sóng thần, lũ lụt, hỏa hoạn, hạn hán, bệnh tật,… hoặc do các hoạt động của con người như diệt chủng.

Khi sự kiện này xảy ra, loài người gần như đi đến tình trạng tuyệt chủng và toàn bộ dân số giảm xuống chỉ còn khoảng vài nghìn cá thể, và điều này sẽ làm giảm sự đa dạng gen trong quần thể loài người khi đó. Dù sau đó quần thể này sinh sôi nảy nở và gia tăng trở lại về quy mô, nguồn gen ít đa dạng vẫn được duy trì và thể hiện ở các thế hệ sinh sản kế tiếp. Giả thuyết này được đưa ra sau khi kết quả phân tích thống kê mtDNA (ADN ty thể) của con người hiện đại về giải phẫu cho thấy sự đa dạng di truyền thấp đến bất ngờ.

Việc xác định thời điểm xảy ra sự kiện cổ chai di truyền này không hề dễ dàng – nhiều nhà khoa học ước tính thời điểm xảy ra vào khoảng 70.000 năm trước, quy nó cho thảm họa siêu núi lửa Toba, nhưng đây vẫn chỉ là giả định. Nhưng kết quả phân tích sự đa dạng gen của người Châu Âu lại cho thấy, tổ tiên chung gần đây nhất của người châu Âu (mrca) có thể đã sinh sống cách đây khoảng ít nhất 1000 năm. Tổ tiên gần đây nhất của người Châu Âu là một thuật ngữ ám chỉ nhóm người Châu Âu trong thời kỳ gần đây nhất của lịch sử sở hữu sự đa dạng gen tương đồng với người Châu Âu hiện đại. Trước thời điểm thảm họa giả định xảy ra, sự đa dạng gen của nhân loại nói chung và Châu Âu nói riêng là rất lớn.

Sau khi thảm họa xảy ra, sự đa dạng di truyền này sụt giảm theo quy mô dân số, và được duy trì cho đến thời điểm hiện nay. Thông qua phân tích sự đa dạng di truyền của người Châu Âu ngày nay, các nhà khoa học đã nhận thấy điều này. Nói cách khác, nếu sự kiện thảm họa xảy ra, nó có thể chỉ xảy ra cách đây khoảng ít nhất 1000 năm , thay vì 70.000 năm như sự kiện siêu núi lửa Toba đoán định. Tựu chung, hiện tượng cổ chai di truyền trên con người hiện đại ngụ ý sự tồn tại của một thảm họa khủng khiếp làm suy giảm đột ngột quy mô dân số toàn cầu trong lịch sử, khiến sự đa dạng di truyền của con người hiện đại duy trì ở mức rất thấp.

Sự tuyệt chủng của loài động vật cỡ lớn trên toàn cầu cách đây 12.000 năm

Các nhà cổ sinh vật học gọi thời điểm tuyệt chủng của các loài động vật có vú cỡ lớn (megafauna) là thời kỳ tuyệt chủng Holocene (tuyệt chủng lần 6) cách đây 12.000 năm. Nhưng đối với sự kiện tuyệt chủng này, nhiều học giả quy nguyên nhân chính đằng sau nó cho con người, rằng con người đã săn bắt các loài động vật này với số lượng lớn.

Luận điểm này được chấp nhận rộng rãi trong giới học giả chủ lưu, bởi sự kiện tuyệt chủng này trùng khớp với mốc thời gian con người hiện đại bắt đầu tràn ra các lục địa mới. Có thể rằng sự di tản của con người và việc săn bắt quá mức các loài động vật đã dẫn đến sự tuyệt chủng của chúng. Tuy nhiên, hiện vẫn thiếu bằng chứng cho lập luận này, đồng thời, hai việc xảy ra cùng lúc không có nghĩa nó có mối quan hệ nguyên nhân-kết quả.

Ngoài ra, nếu các nhà khoa học DNA đúng về sự kiện cổ chai di truyền – tức khi đó chỉ có vài nghìn người sót lại sau sự kiện thảm họa, thì số lượng người ít ỏi như thế cũng chẳng thể săn bắt bất kỳ loài sinh vật xuyên lục địa nào đến mức tuyệt chủng, đặc biệt là trước khi phát minh ra thuốc súng. Do đó, nguyên nhân đằng sau sự tuyệt chủng của vô số loài động vật cỡ lớn trong thời kỳ này vẫn còn là một bí ẩn.

Tượng voi ma mút trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia British Columbia ở Victoria, Canada. Ảnh: Wikimedia

Các bằng chứng khảo cổ xuất hiện

Các nhà khảo cổ cũng lưu ý rằng mặc dù con người đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, chúng ta mới chỉ có bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh từ giai đoạn khoảng 10000 năm trước Công nguyên. Dường như không có một công trình hay bất kỳ dấu tích nào của nền văn minh tồn tại từ trước thời điểm đó – và quan điểm truyền thống quy điều này cho tình trạng thiếu tổ chức của xã hội loài người.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gần đây như Graham Hancock, Stephen Mehler, và Brian Foerster, cùng nhiều người khác, đang xem xét khả năng các nền văn minh tiên tiến thời tiền sử có thể đã từng tồn tại trước thời điểm xảy ra một thảm họa nào đó mang tính toàn cầu. Nhiều bằng chứng khảo cổ xuất hiện củng cố cho một sự kiện thảm họa xảy ra cách đây khoảng 12.000 năm, vào cuối kỷ băng hà gần nhất, đã khiến nền văn minh nhân loại gần như sụp đổ.

Các nhà sử học và Herodotus đưa ra bằng chứng về thảm họa

Khi đề cập đến lịch sử cổ đại, không thể không nhắc đến Herodotus, một trong những sử gia đầu tiên trong lịch sử, người được mệnh danh Cha đẻ của ngành Lịch sử học. Trong tác phẩm của ông, ông có thuật lại một cuộc trò chuyện với các vị tư tế Ai Cập – những người giữ sổ sách thời gian tuyệt vời – rằng họ từng đề cập đến những sự kiện thảm khốc tàn phá dân số của nhiều nước, bao gồm cả người Athen, khiến họ phải bắt đầu lại lần nữa “như một đứa trẻ”.

Ảnh chạm nổi ngọn sao chổi mười đuôi ngoạn mục được ghi chép lại bởi người Ai Cập cổ đại vào năm 1486 trước Công nguyên. (Hình minh họa bởi Graham Phillips)

Chúng ta thậm chí còn có một mốc thời gian ước tính cụ thể – Herodotus ước tính thời điểm lịch sử này vào khoảng 11000 năm trước, suy ra từ số lượng các vị vua:

“Sau người đàn ông này, các vị tư tế cầm một cuộn giấy cói, trong đó liệt kê tên của các vị vua khác, tổng cộng đến ba trăm ba mươi người; và trong số tất cả các thế hệ trị vì này, 18 trong đó là người Ethiopia, một người là phụ nữ, một người Ai Cập bản địa, và số còn lại là đàn ông có nguồn gốc Ai Cập”.

Nhiều bằng chứng cho thấy dấu tích của một trận Đại Hổng Thủy thời viễn cổ như vậy, vậy rốt cục nguyên nhân đằng sau nó là gì? Cái gì đã tạo nên thảm họa tàn khốc đó?

Truyền thuyết Đại Hồng Thủy trên thế giới hé mở nguyên nhân thảm họa

Đại Hồng Thủy và con tàu Noah. Ảnh: Twitter

Như đã đề cập đến trong bài viết về con tàu Noah , rất nhiều nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylonia, Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, châu Mỹ, xứ Wales, Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia, vv… đều có các phiên bản riêng của họ về một trận Đại Hồng Thủy cực lớn toàn cầu. Thống kê cho thấy toàn thế giới có khoảng 2.000 “truyền thuyết” như vậy, như có thể thấy trong bảng sau:

Trong số các truyền thuyết này, truyền thuyết của thổ dân bản địa Yamana trên bán đảo Tierra del Fuego ở Nam Mỹ đã để lại cho chúng ta một manh mối kỳ lạ; truyền thuyết của họ có một chi tiết khá thú vị, đó là:

“Người phụ nữ mặt trăng gây ra trận lụt. Đây là thời kỳ với những biến động rất lớn”.

Liệu có phải một thiên thể (một vật thể với kích thước lớn trong vũ trụ, như thiên thạch, sao chổi, mặt trăng, hành tinh, ngôi sao, …) – ví như một tiểu hành tinh từng bay ngang qua trái đất, đủ xa để không va chạm hoặc rơi vào quỹ đạo trái đất, nhưng vẫn đủ gần để tạo ra một đợt sóng thần khổng lồ trên trái đất nhờ tác động của lực hấp dẫn, giống như cách mà mặt trăng tác động lên trái đất hiện tại? Những chuyển động “dạng ná cao su” như vậy thường được sử dụng bởi các phi thuyền không gian liên hành tinh kể từ khi diễn ra các sứ mệnh không gian Mariner của NASA trong thập niên 60, vì vậy không có gì là không thể hoặc bất khả năng đối với dang thức chuyển động này.

Đồ họa mô tả quỹ đạo “dạng ná cao su”của tiểu hành tinh 2012 DA14 vào ngày 15 tháng 2 năm 2013. Trong chế độ này, chúng ta đang quan sát Trái đất từ vị trí phía trên cực bắc. (Ảnh: Wikimedia)

Trong số hàng ngàn thiên thể cỡ nhỏ quay quanh mặt trời, hơn 150 có kích thước lớn hơn 400 km. Và một số trong số đó, được gọi là các centaur (“nhân mã”), có quỹ đạo vô cùng bất thường, khi thường giao cắt với quỹ đạo của các hành tinh chủ chốt như Trái Đất.

Một sự chạm trán ở khoảng cách gần như vậy, mặc dù không gây nên một vụ va chạm trực tiếp, nhưng có thể kích hoạt một chuỗi các sự kiện thảm họa. Ban đầu, lực hấp dẫn sẽ giáng thảm họa xuống các đại dương trên thế giới bằng cách kích phát các đợt sóng thủy triều lớn – một dạng sóng thần khổng lồ – càn quét qua các châu lục. Lực kéo cũng sẽ tác động đến bầu khí quyển – lưu ý rằng rất nhiều truyền thuyết huyền thoại về trận lụt đều mô tả những cơn gió lớn và trận bão. Nó cũng sẽ kéo rời các mảng kiến tạo ra xa nhau, gây nên những trận động đất khổng lồ và những vụ phun trào núi lửa.

Bên cạnh đó, với một vụ chạm trán ở khoảng cách gần như vậy, lực hấp dẫn của Trái đất sẽ làm thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh và có thể phá vỡ nó; một vài mảnh vụn có thể rơi xuống Trái Đất.

Như vậy giả thuyết tiềm năng được đưa ra là một thiên thể trong không gian đã “sướt qua” Trái đất, và lực hấp dẫn của nó đã tạo nên trận Đại Hồng Thủy trên bề mặt địa cầu, được lưu dấu tích trong tư liệu của nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Vậy rốt cục giả thuyết này hợp lý đến mức độ nào? Dù sao, chúng ta biết rằng nhà bác học Newton và nhà thiên văn học Edmund Halley (tên ông đặt cho sao chổi Halley) cũng từng đưa giả thuyết cho rằng vụ Đại Hổng Thủy trong Kinh Thánh được kích phát bởi lực hấp dẫn khi một ngôi sao chổi tiệm cận Trái Đất của chúng ta theo chu kỳ.

Trong phần 2 của loạt bài, chúng ta sẽ xem xét các khía cạnh chi tiết của giả thuyết này.

Theo Ancient Origins

Quý Khải biên dịch

Exit mobile version